Thứ Sáu, 15 tháng 11, 2013

Gan nhiễm mỡ và những điều cần biết


Gan nhiễm mỡ và những điều cần biết

Những điều cần biết về bệnh gan nhiễm mỡ
gan nhiễm mỡ
 

GAN NHIỄM MỠ – BỆNH GAN NHIỄM MỠ

 

I. Gan nhiễm mỡ (bệnh gan nhiễm mỡ) là gì?

- Gan nhiễm mỡ hay còn gọi là thoái hóa mỡ gan. Là tình trạng lượng mỡ tích tụ trong gan > 5% trọng lượng gan. Triệu chứng thường thấy của bệnh gan nhiễm mỡ là chứng gan to kín đáo, gia tăng vừa phải các men chuyển hóa và phosphatase kiềm và hầu hết là không nguy hiểm.
 

II. Phân loại gan nhiễm mỡ

Qua kết quả sinh thiết gan (lấy một mẫu mô gan nhỏ đem phân tích cấu trúc dưới kính hiển vi), cho thấy có 3 loại gan nhiễm mỡ:
1. Gan thoái hóa mỡ đơn thuần: gan bị thâm nhiễm bởi chất mỡ, không có kèm theo tình trạng viêm gan.
2. Viêm gan thoái hóa mỡ do rượu: ngoài tình trạng gan bị thâm nhiễm bởi chất mỡ, kèm theo tình trạng viêm gan, mô gan có thể bị sẹo hoặc bọ xơ và tiền sử uống rượu nhiều.
 3. Viêm gan thoái hóa mỡ không do rượu: kết quả sinh thiết giống loại b, nhưng không có tiền sử uống rượu (hoặc uống rượu không đáng kể).
gan nhiem mo
 

III. Nguyên nhân của bệnh gan nhiễm mỡ

a. Ai là người hay bị gan nhiễm mỡ?

- Nhiều năng lượng, béo phì.
- Tiểu đường type 2.
- Nghiện rượu.
- Suy dinh dưỡng thiếu protein, giảm cân quá nhanh.
- Dùng thuốc độc cho gan.

b. Ăn thế nào hay bị gan nhiễm mỡ?

- Nhiều năng lượng, nhiều béo.
- Quá ít đạm (nhịn đói, suy dinh dưỡng thiếu protein…).
 

IV. Biểu hiện của bệnh gan nhiễm mỡ

Những người bị gan nhiễm mỡ đa phần đều không có triệu chứng bởi vì tình trạng lắng đọng mỡ tại gan xảy ra từ từ nên các biểu hiện của nó cũng khó cảm thấy. Chỉ khi nào tốc độ lắng đọng mỡ trong gan xảy ra nhanh, lúc đó gan có thể lớn, bao gan căng ra và khi đó bệnh nhân có thể có cảm giác đau tức hoặc nặng vùng gan. Trong một số trường hợp, tuy nhiên rất hiếm, bệnh gan nhiễm mỡ cũng có thể gây tình trạng vàng da, buồn nôn và nôn.
 

V. Điều trị gan nhiễm mỡ như thế nào?

Gan nhiễm mỡ hầu hết không phải là bệnh lý của gan mà chỉ là một triệu chứng do sự tích lũy mỡ quá nhiều tại gan mà thôi. Vì thế điều trị gan nhiễm mỡ chủ yếu là điều trị các nguyên nhân cơ bản gây bệnh, cụ thể:
a. Nếu bị dư cân – béo phì: áp dụng chế độ ăn hợp lý và chế độ tập luyện vận động để giảm cân.
b. Đối với các bệnh lý gan có liên quan đến uống rượu: ngưng uống rượu.
c. Ngưng ngay những thuốc có khả năng gây độc cho gan và thay thế bằng những thuốc an toàn theo hướng dẫn của bác sĩ.
d. Các bệnh rối loạn chuyển hóa (như tiểu đường…): khống chế lượng đường trong máu luôn ở mức độ bình thường.
e. Viêm gan siêu vi: kiểm soát tình trạng viêm và những diễn tiến bất lợi dẫn đến xơ gan.
Chú ý rằng, ngoài việc áp dụng một chế độ thuốc men để nhằm đào thải bớt sự lắng đọng mỡ quá mức trong cơ thể cũng như để khống chế diễn tiến bất lợi của các bệnh lý cơ bản là nguyên nhân gây ra bệnh gan nhiễm mỡ, ở góc độ dinh dưỡng, có thể tự giảm thiểu tình trạng lắng đọng mỡ ở gan qua:
thức ăn cho người bị gan nhiễm mỡ
 

1. Khi bị gan nhiễm mỡ phải ăn uống ra sao?

- Giảm cân nếu có thừa cân, béo phì (hạn chế năng lượng dư thừa).
- Giảm ăn thực phẩm giàu cholesterol như các loại đồ lòng, phủ tạng, da…động vật, lòng đỏ trứng…
- Hạn chế chất béo: ưu tiên chọn dầu thực vật (trừ dầu dừa), hạn chế mỡ động vật (trừ mỡ cá).
- Ăn chất đạm vừa phải đúng với khả năng của gan.
- Một số thức ăn được xem là “thuốc” có tác dụng “giảm mỡ” tốt như: dầu đậu nành, đậu hà lan, cà chua tươi chín, ớt vàng, rau ngót, rau cần tây, diếp cá, tỏi, bắp chuối (bông chuối)…; trái cây nên lưu ý chanh, cam, quýt, bưởi, táo chín… trà xanh, hoa hòe…
- Tăng cường lượng rau, trái cây (mỗi ngày, mỗi người nên ăn tối thiểu 300g rau xanh, 200g quả chín tươi).
- Ngưng uống rượu.

2. Người bị gan nhiễm mỡ nên vận động như thế nào?

Cần tăng vận động, tập thể dục thường xuyên trên 30 phút mỗi ngày, ít nhất 5 ngày trong tuần.
 

VI. Một số thực phẩm khuyên dùng cho người bị gan nhiễm mỡ

1. Nhộng tằm:

gan nhiễm mỡ, nhộng tằm
Có tác dụng làm giảm cholesterol huyết thanh và cải thiện chức năng gan. Nhộng thường dùng dưới dạng các món ăn hoặc tán thành bột để uống.

2. Nấm hương

nấm hương, gan nhiem mo
Chứa những chất có tác dụng làm giảm cholesterol trong máu và tế bào gan. Thường dùng dưới dạng thực phẩm để chế biến các món ăn.

3. Lá trà

chua gan nhiem mo bang tra xanh
Có khả năng giảm trừ các chất bổ béo. Trà có khả năng làm tăng tính đàn hồi thành mạch, làmcholesterol máu và phòng chống sự tích tụ mỡ trong gan.

4. Lá sen hoặc các sản phẩm chiết xuất từ lá sen cũng giúp trị gan nhiễm mỡ rất hiệu quả

tinh la sen chua gan nhiem mo
Chi tiết sản phẩm xem tại đây: Tinh lá sen tươi
Tinh lá sen – Giúp giảm mỡ máu, giảm béo và phòng chống sự tích tụ mỡ trong tế bào gan. Lá sen đượcc dùng pha nước sôi uống thay trà hoặc nấu cháo lá sen. Có tể sử dụng tinh lá sen ( Chiết xuất 100% từ lá sen bánh tẻ) Có tác dụng điều trị gan nhiễm mỡ rất tốt. Tiện lợi khi  sử dụng
Sản phẩm được sản xuất bởi: CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ XANH NHẬT MINH
Website:  Tinhlasen.com

5. Bắp trái, rau cần

can tay chua gan nhiễm mỡ
Có tác dụng hạ cholesterol trong máu và tế bào gan. Những thực phẩm này đặc biệt thích hợp cho người mắc bệnh gan nhiễm mỡ.
6. Các loại rau trái tươi khác:
rau quả trị gan nhiễm mỡ
Cải xanh, cải cúc, rau muống… có công dụng giải nhiệt làm mát gan. Cà chua, cà rốt, măng bí đao, mướp, dưa gang, dưa chuột… thanh nhiệt, lợi tiểu. Các loại dầu thực vật như dầu đậu phộng, dầu mè, dầu đậu nành… chứa nhiều acid béo không no có tác dụng làm giảm cholesterol máu; Các thức ăn chế biến từ đậu nành, đậu xanh, đậu đen…
7. Thực phẩm cần kiêng
gan nhiễm mỡ cần kiếng
Đồ ăn quá béo bổ như mỡ động vật, lòng đỏ trứng, não và gan gia súc, bơ… Các thứ quá cay và nóng như gừng, tỏi, ớt, hạt tiêu, rượu, cà phê, trà đặc…
 

VII. Làm sao để phòng ngừa bệnh gan nhiễm mỡ?

Để tránh bị gan nhiễm mỡ, chúng ta cần tuân thủ theo một số hướng dẫn chung sau:
- Có chế độ ăn hợp lý: ăn đa dạng, ăn chừng mực, ăn thực phẩm gần với thiên nhiên nhất.
- Vận động thể lực đều đặn, sống năng động nhằm duy trì cân nặng lý tưởng (nên biết chỉ số BMI của bản thân và BMI lý tưởng phù hợp để tự theo dõi tình trạng dư cân của bản thân).
- Hạn chế tối đa rượu bia. Đây là nguyên nhân khiến bệnh gan nhiễm mỡ của bạn càng trầm trọng hơn
- Cần tham vấn bác sĩ trước khi dùng thuốc để tránh những thuốc gây độc cho gan.
- Kiểm tra đường huyết, cholesterol và triglyceride máu định kỳ mỗi 6 tháng (hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ tùy theo tình trạng bệnh lý của mỗi cá nhân).
 

VII. Các phương tiện nào có thể giúp chẩn đoán được gan nhiễm mỡ?

- Qua siêu âm hoặc chụp cắt lớp (CT scan) đều có thể chẩn đoán được gan nhiễm mỡ. Trước đây các nhà chuyên môn cho rằng để có chẩn đoán chính xác nhất thì phải áp dụng sinh thiết gan.
- Tuy nhiên hiện nay, việc áp dụng sinh thiết để chẩn đoán gan nhiễm mỡ không còn cần thiết. Khi mà các phương tiện chẩn đoán hình ảnh ngày càng tốt hơn (siêu âm, CT scan…) và việc xét nghiệm máu (cholesterol, triglyceride máu, các men gan) để kiểm tra sức khỏe định kỳ đã trở nên dễ dàng do người dân ý thức nhiều về việc bảo vệ sức khỏe… đủ để phát hiện cơ thể có bị gan nhiễm mỡ hay không.
 

IX. Kết luận về bệnh gan nhiễm mỡ

- Thực chất, gan nhiễm mỡ đã có từ thời xa xưa, xảy đến cho bất kỳ những ai có lối sống thiếu vận động và ăn uống bất hợp lý, quá thừa thải năng lượng.
- Gan nhiễm mỡ ở hầu hết các trường hợp chẩn đoán không là bệnh lý, đó chỉ là một triệu chứng do sự tích lũy mỡ quá nhiều tại gan. Tuy nhiên, 20% gan nhiễm mỡ có thể diễn tiến đến xơ gan, điều này hẳn có ý nghĩa rất lớn cho những ai mong muốn một cuộc sống khỏe mạnh và dài lâu. Áp dụng các nguyên tắc dinh dưỡng nêu trên, hy vọng sẽ hữu ích cho mọi người để đề phòng bệnhgan nhiễm mỡ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét