Thứ Sáu, 8 tháng 11, 2013

ĐỐC MẠCH: 28 HUYỆT

VI - ĐỐC MẠCH: 28 HUYỆT

1. Trường cường:

Vị trí:
Phía dưới xương cụt, sau hậu môn.
Cách lấy huyệt: Quỳ cúi gập xuống, huyệt ở chỗ lõm giữa hậu môn và xương cụt. (H. 96)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 0,5–1 thốn. Cứu 3 mồi, hơ 5 phút.
Chủ trị: Với Thừa sơn trị đại tiện ra máu, với Đại đôn trị sán khí; với Bách hội, Thừa sơn, Khí hải, trị thoát giang (lòi dom).

Hình 96

2. Yêu du

Vị trí:
Dưới mỏm gai đốt sống lưng thứ 21 (đốt 4 xương cùng).
Cách lấy huyệt: Nằm sấp lấy huyệt (H. 75).
Cách châm: Châm chếch kim lên phía trên, sâu 0,3 –0,5 thốn. Cứu 7 mồi, hơ 5 phút.
Chủ trị: Đau lưng, kinh nguyệt không đều.
Tác dụng phối hợp: Với Hoàn khiêu trị đau lưng.
3. Yêu Dương quan

Vị trí:
Dưới mỏm gai đốt sống lưng số 16 (dưới đốt thắt lưng 4) nằm sấp, nối 2 mào sau xương chậu giao điểm với đường dọc sống lưng, xuống thêm một mỏm gai. (H. 75).
Cách châm: Châm mũi kim chếch lên, sâu 1-1,5 thốn. cứu 3 mồi. Hơ 5-15 phút.
Chủ trị: Đau thắt lưng và xương cùng, kinh nguyệt không đều, khí hư, di tinh, liệt dương, ly, đai tiện ra máu.
Tác dụng phối hợp: Với Ủy trung trị đau lưng.
4. Mệnh môn

Vị trí:
Chỗ lõm đốt sống 14 (dưới đốt thắt lưng 2) tương đương với rốn ở phia trước. (H. 75, H. 99)

Cách châm: Châm đứng kim, sâu 0,3-0,5 thốn. cứu 3 mồi, hơ 5 phút.

Hình 99
Chủ trị: Đau thắt lưng, đau bụng hành kinh, băng lậu huyết, ỉa ra máu, liệt dương, di tinh, đái dầm, đau cột sống, đau bụng.
Tác dụng phối hợp: Với Bách hội, Quan nguyên, trị ỉa chảy.

5. Huyền khu
Vị trí: Dưới mỏm gai đốt sống thắt lưng 1. (H. 75)
Cách châm: Châm hơi chếch lên, sâu 0,5–1 thốn. Cứu 3 mồi.
Chủ trị: Đau lưng, thắt lưng đau, tiêu hoá kém, viêm ruột, ỉa chảy.

6. Tích trung
Vị trí: Dưới mỏm gai đốt sống lưng 11. (H. 75)
Cách châm: Châm mũi kim chếch lên, sâu 0. 5-1 thốn. Cứu 3 mồi.

Chủ trị: Động kinh, vàng da, ỉa chảy, trẻ em lòi dom.

7. Trung khu
Vị trí:
Dưới mỏm gai đốt sống 10. (H. 75)
Cách châm: Châm mũi kim chếch lên, sâu 0,5 –1 thốn. Cứu 3 mồi.
Chủ trị: Lưng đau, thắt lưng đau, đau dạ dày, ăn không ngon, sức nhìn giảm.

8. Cân súc
Vị trí:
Dưới mỏm gai đốt sống lưng 9. (h. 75)
Cách châm: Châm mũi kim chếch lên, sâu 0,5 –1 thốn. cứu 3 mồi.
Chủ trị: Lưng đau, thắt lưng đau, đau dạ dày, suy nhược thần kinh, động kinh, bệnh thần kinh chức năng.

Hình 75
9. Chí dương
Vị trí:
Ở khe lõm dưới mỏm gai đốt sống lưng 7, ngồi ngay hay nằm sấp, đốt sống 7 tương đương với đầu nhọn phía dưới của xương bả vai, để vai xuôi tự nhiên mà lấy huyệt (H. 75)
Cách châm: Châm mũi kim chếch lên, sâu 0,5–1 thốn. Cứu 3 mồi.

Chủ trị:
Ho, hen, vai lưng đau, cổ cứng đơ, đau dạ dày, viêm gan, viêm túi mật, đau liên sườn.
Tác dụng phối hợp: Với Trung quản, Uyển cốt, trị hoàng đản (vàng da).

10. Linh đài
Vị trí:
Dưới mỏm gai đốt sống lưng 6. (H. 75)
Cách châm: Châm mũi kim chếch lên, sâu 0,5–1 thốn. Cứu 3 mồi.
Chủ trị: Hen suyễn, viêm phế quản, đau lưng, đau dạ dày, mụn nhọn.

11. Thần đạo
Vị trí:
Dưới mỏm gai đốt sống lưng 5 (H. 75)
Cách châm: Châm chếch kim, sâu 0,5-1 thốn. Cứu 5 mồi.
Chủ trị: Suy nhược thần kinh, đau lưng trên, ho, đau thần kinh liên sườn, sốt rét, trẻ em kinh phong.

12. Thân trụ
Vị trí:
Dưới mỏm gai đốt sống lưng 3, ngồi ngay cúi đầu hay nằm sấp lấy hưyệt. (H. 75)
Cách châm: Châm mũi kim chếch lên, sâu 0,3 –0,5 thốn. Cứu 3-5 mồi. Hơ 5-10 phút.
Chủ trị: Vai, lưng đau, mụn nhọn, ho hen.
Tác dụng phối hợp: Với Uỷ trung trị mụn nhọn mới mọc; với Đại chuỳ, Phong môn (hoặc bầu giác) chữa ho gà.

13. Đào đạo
Vị trí:
Chỗ lõm dưới đốt sống lưng 1, ngồi ngay cúi đầu lấy huyệt (h. 75)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 0,3 –0,5 thốn. Cứu 5 mồi, hơ 5 phút.
Chủ trị: Cứng cột sống, đau đầu, sốt cao, sốt rét, điên dại.
14. Đại chuỳ
Vị trí:
Chỗ lõm trên đốt sống lưng 1, dưới đốt cổ số 7. (h. 75)
Cách châm: Châm đưng kim, sâu 0,3–0,5 thốn. Cứu 5-7 mồi, hơ 5-15 phút.
Chủ trị: Cảm mạo, phát sốt, nôn mửa, ly, cứng gáy, đau cột sống, ho, trẻ em co giật, động kinh, sái cổ, mắt hoả bốc, ho gà mất ngủ.
Tác dụng phối hợp: Với Hợp cốc, Khúc trì trị cảm mạo; với Gian sử, Hậu khê, trị sốt rét; với Trung phủ trị xuất huyết do giãn phế quản.
15. Á môn:
Vị trí:
Ở chính giữa gáy cổ vào chân tóc, ngồi ngay, cúi đầu, chân tóc vào 0,5 thốn (giữa đốt cổ 1-2). (H. 100)

Hình 100 Cách châm: với người lớn mà gầy châm sâu chừng 1 thốn, người béo châm sâu gần 2 thốn, kim chếch xuống, hướng vào yết hầu người bệnh. Cầm chếch mũi kim lên. Khi châm tiến kim từ từ, không vê ngoáy. Khi người bệnh có cảm giác tê như điện thì phải rút kim ngay. Khi sâu tới mức đã quy định mà vẫn chưa có cảm giác cũng không được châm sâu hơn, tránh gây ra tai biến. (xuất huyết não). Cấm cứu.
Chủ trị: Câm điếc
Tác dụng phối hợp: Với Nhĩ môn, Thính cung, Ngoại quan, Trung chử, trị câm điếc.
16. Phong phủ
Vị trí:
Giữa mép tóc sau gáy lên 1 thốn, chỗ lõm dưới lồi chẩm (H. 101)

Hình 101
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 0,5 – 0,8 thốn. Cấm cứu.
Chủ trị: Cảm mạo, đau đầu, cứng gáy, bệnh tinh thần, trúng gió.
17. Não hộ
Vị trí:
Trên huyệt Phong phủ 1,5 thốn, phía trên ụ xương lồi chẩm. (H. 101)
Cách châm: Châm dưới da, sâu 0,5 – 0,8 thốn. Cấm châm đứng kim. Cấm cứu.
Chủ trị: Đầu cổ cứng đau, đầu choáng, động kinh.

18. Cường gian
Vị trí:
Trên huyệt Não hộ 1,5 thốn. (H. 101)
Cách châm: Châm chếch kim, sâu 0,5 – 0,8 thốn. Cứu 5 mồi.
Chủ trị: Đau đầu, cứng gáy, đau sau đầu, choáng váng.
20. Bách hội
Vị trí:
Chính giữa đỉnh đầu. Lấy từ điểm giữa đường nối hai lông mày lên 1 thốn làm một phía, từ đó qua giữa đầu, sang mép tóc sau gáy, điểm giữa đường này là huyệt. (H. 101)

Cách châm: Châm chếch kim dưới da, mũi kim ra phía trước hoặc phía sau, sâu 0,2 – 0,3 thốn. Cứu 3 mồi.
Chủ trị: Đau đầu, đau mắt, tắc mũi, chảy máu mũi, choáng váng, động kinh, cổ cứng, phát sốt, câm điếc, trẻ em ỉa chảy, sa dạ con, đẻ xong mất ngủ, trúng gió, lòi dom.
Tác dụng phối hợp: Với Hợp cốc, Thái xung chữa đau đỉnh đầu; với Cưu vỹ trị lỵ; với Trường cường, Thừa sơn, trị lòi dom; với Thái xung, Tam âm giao, trị đau hầu họng.

21. Tiền đỉnh
Vị trí:
Từ huyệt Bách hội ra phía trước đầu 1,5 thốn. (H. 101)
Cách châm: Châm chếch kim, sâu 0,5 – 0,8 thốn. Cứu 5 mồi.
Chủ trị: Đau đỉnh đầu, choáng váng, mặt sưng đỏ, trẻ em kinh phong.

22. Tín hội
Vị trí:
Từ huyệt Bách hội ra phía trước đầu 3 thốn. (H. 101)
Cách châm: Châm chếch kim, sâu 0,5 – 0,8 thốn. Cứu 3 mồi.
Chủ trị: Đau đầu, choáng váng, chảy máu mũi, trẻ em kinh phong.

23. Thượng tinh
Vị trí:
Từ mép tóc trước trán lên 1 thốn. (H. 101)
Cách châm: Châm mũi kim chếch về hướng đỉnh đầu, luồn dưới da, sâu 0,2 - 0,3 thốn. Cứu 3 mồi, hơ 5 phút.
Chủ trị: Đau đàu, đau mắt, tắc mũi, chảy máu cam.
Tác dụng phối hợp: Với Hợp cốc trị đau đầu; với Nghinh hương trị bệnh mũi.

24. Thần đình

Vị trí:
Mép tóc trước trán lên 0,5 thốn. (H. 101)
Cách châm: Châm mũi kim chếch lên hướng đỉnh đầu, luồn dưới da, sâu 0,2 – 0,3 thốn. Cứu 3 mồi, hơ 5 phút.
Chủ trị: Đau đầu, động kinh, đau xương ụ mày.
Tác dụng phối hợp: Với Thượng tinh, Ấn đường trị đau phía trước đỉnh đầu.

25. Tố liêu
Vị trí:
Ở trên quả mũi, chính giữa đầu nhọn mũi, trong da là sụn. (H. 101, H. 102)
Cách châm: Châm mũi kim chếch lên, sâu 0,1 – 0,2 thốn. Cấm cứu.
Chủ trị: Mũi tắc, chảy máu mũi, mũi đỏ, bệnh trứng cá đỏ đầu mũi.
Tác dụng phối hợp: Với Nội quan, Bách hội, Nhân trung, trị chứng hưu khắc (ngất lịm).

26. Nhân trung (Thuỷ câu)
CẨM NANG CHẨN TRỊ ĐÔNG Y Vị trí:
Giữa rãnh nước dưới mũi, cách 1/3 phía trên rãnh Nhân trung. (h. 102)

Hình 102 – Hình 103
Cách châm: Châm chếch kim, sâu 0,2 – 0,3 thốn, khi cấp cứu, cứ cách 1 đếm, vê kim một lần hoặc châm Nhân trung thấu Ngận giao. Không cứu.
Chủ trị:Động kinh, hàm răng cắn chặt, trúng gió hư thoát, hôn mê, say nắng, chân tay co rúm, trẻ em co giật, bụng ngực đau nhói.
Tác dụng phối hợp: Với Uỷ trung trị lưng và sống lưng đau; với Hợp cốc, Trung xung trị say nắng, bất tỉnh nhân sự; với Ngận giao trị chứng đau vùng thắt lưng.

27. Ngận giao
Vị trí:
Ở phía trong môi trên và lợi răng trên giao nhau, chỗ dây chằng môi trên. (H. 103)
Cách châm: Châm mũi kim chếch lên, sâu 0,1 – 0,2 thốn, hoặc chích nặn máu. Không cứu.
Chủ trị: Răng lợi sưng đau, trĩ.
Tác dụng phối hợp: Với Trường cường trị trĩ.

28. Đoài đoan
Vị trí:
Chính giữa đầu chót môi trên. (H. 102)
Cách châm: Ngậm miệng, ngửa hàm. Châm 0,2 thốn. Không cứu.
Chủ trị: Điên nhổ bọt, đái vàng, lưỡi khô, máu cam chảy không dứt, sưng môi, miệng ngậm mà hàm khua lập cập, uống nhiều, đái nhiều, răng đau, tắc mũi, đờm dãi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét