THỦ THIẾU DƯƠNG TAM TIÊU KINH: 23 HUYỆT | ||
|
||
1. Quan xung Vị trí: Ở cạnh ngoài góc móng ngón tay đeo nhẫn. Cách lấy huyệt: Bàn tay ngửa lên, co ngón đeo nhẫn lại, lấy ở cạnh ngoài gốc móng (về phía ngón út) cách 0,1 thốn. (H. 83) Cách châm: Châm chếch kim, sâu 0,1 thốn, thường chích nặn máu. Cứu 3 mồi, hơ 5 phút. Chủ trị: Đau đầu, đỏ mắt, hầu họng sưng đau, bệnh nhiệt tính, đánh trống ngực, quai bị, trẻ em tiêu hóa kém, hôn mê cấp tính. Tác dụng phối hợp: Với Trung xung, Ủy trung trị say nắng. 2. Dịch môn Vị trí: Ở nếp gấp khe ngón út và ngón đeo nhẫn trên mu bàn tay. Cách lấy huyệt: Úp bàn tay, lấy ở cuối nếp gấp khe ngón đeo nhẫn và ngón út, bên ngoài khớp ngón và bàn tay. (H. 83) Cách châm: Châm đứng kim, sâu 0,3 thốn. Cứu 3 mồi, hơ 5 phút. Chủ trị: Đau đầu, đỏ mắt, ù tai, hầu họng sưng đau, sốt rét, đau mu bàn tay, sữa không xuống. Tác dụng phối hợp: Với Trung chử trị mu bàn tay sưng đỏ; với Ngư tế trị đau hầu. 3. Trung chử Vị trí: Ở sau khớp ngón và bàn tay số 4. Cách lấy huyệt: Úp bàn tay, lấy ở chỗ lõm sau khớp ngón và bàn, trong khe xương bàn số 4 và 5. (H. 83) Cách châm: Châm đứng kim, sâu 0,3-0,5 thốn. Cứu 3 mồi, hơ 5 phút. Chủ trị: Tai ù, tai điếc, đau đầu, hầu họng sưng đau, ngón tay co duỗi khó, có cảm giác nặng nề sau gáy. Tác dụng phối hợp: Với Dịch môn trị mu bàn tay sưng đỏ; với Thính cung hoặc Nhĩ môn, hoặc Thính hội trị tai điếc, tai ù; với Kiên ngung, Thủ tam lý trị đau vai. 4. Dương trì Vị trí: Ở khớp cổ tay, phía mu bàn tay. Cách lấy huyệt: Bàn tay úp, hơi gập cổ tay, lấy ở chỗ lõm cạnh ngoài gân lớn chính giữa cổ tay (gân cơ duỗi chung), thẳng khe ngón 3 và ngón 4 lên. (H. 83) Cách châm: Châm đứng kim, sâu 0,5 thốn. Không cứu. Chủ trị: Đau cổ tay, đau đầu, mắt sưng đỏ. Tác dụng phối hợp: Với Dương khê, Hợp cốc trị đau cổ tay; với Nội quan trị rối loạn thần kinh thực vật. 5. Ngoại quan Vị trí: Từ cổ tay lên 2 thốn, chính giữa 2 xương. Hình 83 Cách lấy huyệt: Úp bàn tay, hơi co khuỷu tay, từ huyệt Dương tri lên 2 thốn, giữa khe xương trụ và xương quay. (H. 83) Cách châm: Châm đứng kim, sâu 0,3-0,6 thốn hoặc châm thấu huyệt Nội quan, cảm giác tê, tức có khi lan đến khuỷu, vai, cổ, phía dưới có khi đến ngón tay. Cứu 3 mồi, hơ 5-10 phút. Chủ trị: Cảm mạo, đau đầu, đau răng, đau sườn ngực, đau dạ dày, đau cổ tay, ù tai, sái cổ, chi trên bất toại, sau khi đẻ táo bón, quai bị. Tác dụng phối hợp: Với Đại lăng, Chi câu trị đau bung có táo bón; với Khúc trì, Hợp cốc trị cảm mạo; với Nội quan thấu Ngoại quan trị ngực sườn đau. 6. Chi câu Vị trí: Ở phía mặt sau cổ tay lên 3 thốn. Cách lấy huyệt: Bàn tay úp, khuỷu tay hơi co, từ huyệt Ngoại quan lên 1 thốn, khe giữa 2 xương. (H. 83) Cách châm: Châm đứng kim, sâu 0,3-0,5 thốn hoặc thấu Gian sử. Cứu 3 mồi, hơ 5-10 phút. Chủ trị: Đau sườn ngực, đau dạ dày, đau cổ tay, tai điếc, đau hầu họng, táo bón, nôn mửa, choáng váng sau khi đẻ. Tác dụng phối hợp: Với Dương lăng tuyền trị đau sườn; với Chiếu hải trị táo bón; với Ngoại quan trị đau bụng táo bón. 7. Hội tông Vị trí: Huyệt Chi câu sang ngang phía cạnh trụ gần 1 thốn (bề ngang một ngón tay). (H. 83) Cách lấy huyệt: Bàn tay úp, khuỷu tay hơi co, từ khớp cổ tay lên 3 thốn là huyệt Chi câu, từ đó sang cạnh xương trụ (phía ngón út) 1 ngón tay, sát cạnh xương trụ hướng về xương quay. Cách châm: Châm đứng kim, sâu 0,5-1 thốn. Cứu 3 mồi, hơ 5 phút. Chủ trị: Chi trên đau, điên dại, động kinh, tai ù, tai điếc. Tác dụng phối hợp: Với Ế phong trị tai điếc. 8. Tam dương lạc Vị trí: Trên huyệt Chi câu 1 thốn, giữa hai xương. (H. 83) Cách châm: Châm đứng kim, sâu 0,5-1 thốn. Cứu 5 mồi. Chủ trị: Tai điếc, cánh tay đau, mất tiếng. 9. Tứ độc Vị trí: Từ mỏm khuỷu xuống 5 thốn, giữa hai xương. (H. 83) Cách châm: Châm đứng kim, sâu 1-1,5 thốn. Cứu 3 mồi. Chủ trị: Đau cẳng tay, liệt chi trên, tai điếc, răng đau, viêm thận. 10. Thiên tỉnh Vị trí: Ở phía sau mỏm khuỷu. Cách lấy huyệt: Ngồi ngay, co khuỷu tay, từ lồi mỏm khuỷu lên 1 thốn, giữa chỗ lõm là huyệt. (H. 84) Cách châm: Châm đứng kim, sâu 0,3-0,5 thốn. Cứu 3 mồi, hơ 5 phút. Chủ trị: Đau đầu, đau mắt, đau cổ, gáy, đau khủy tay, tràng nhạc. Tác dụng phối hợp: Với Thiếu hải trị tràng nhạc. 11. Thanh lãnh uyên Vị trí: Từ huyệt Thiên tỉnh lên 1 thốn, co khuỷu tay. (H. 84) Cách châm: Châm đứng kim, sâu 1-1,5 thốn. Cứu 3 mồi. Chủ trị: Đau vai và đau cánh tay. 12. Tiêu lạc Hình 84 Vị trí: Ở giữa đoạn nối huyệt Thanh lãnh uyên và huyệt Nhu hội. (H. 84) Cách châm: Châm đứng kim, sâu 1-1,5 thốn. Cứu 3 mồi. Chủ trị: Đau đầu, cổ gáy cứng đau, cánh tay đau. 13. Nhu hội Vị trí: Nằm trên đường nối huyệt Kiên liêu với mỏm khuỷu, phía sau cơ tam giác vai, đầu vai xuống 3 thốn. (H. 84) Cách châm: Châm đứng kim, sâu 1-2 thốn. Cứu 3 mồi Chủ trị: Đau vai và cánh tay. 14. Kiên liêu Vị trí: Ở phía sau và dưới đầu xương vai, khi giơ ngang cánh tay ra, nó ở chỗ lõm phía sau huyệt Kiên ngung 1 thốn. (H. 84) Cách châm: Châm đứng kim, sâu 1-2 thốn. Cứu 3 mồi. Chủ trị: Đau vai, cánh tay không giơ lên được. 15. Thiên liêu Vị trí: Điểm giữa của đường nối ụ xương vai và huyệt Đại chuỳ là huyệt Kiên tỉnh, từ đó lùi ra sau 1 thốn là huyệt. (H. 84) Cách châm: Châm đứng kim, sâu 0,5-1 thốn. Cứu 3 mồi. Chủ trị: Vai, cánh tay đau, cánh tay không giơ lên được, bả vai, cổ, gáy đau đớn. 16. Thiên dũ Vị trí: Phía sau và dưới mỏm chủm, phía sau cơ ức đòn chủm, ngang với góc hàm dưới. (H. 71) Hình 71 Cách châm: Châm đứng kim, sâu 1,5-2 thốn. Không cứu. Chủ trị: Tai điếc, gáy cứng, đầu mắt sưng, hoa mắt. 17. Ế phong Vị trí: Ở giữa chỗ lõm sau dái tai. Cách lấy huyệt: Ngồi ngay, phía sau gốc dái tai khoảng 0,5 thốn có lõm, khi ấn vào thấy tức. (H. 71) Cách châm: Châm đứng kim, sâu 0,3-0,5 thốn. Cứu 3 mồi, hơ 5 phút. Chủ trị: Tai ù, tai điếc, quai bị, khít hàm, co cứng co nhai, liệt mặt, viêm tai giữa. Tác dụng phối hợp: Với Thính cung trị tai điếc; với Giáp xa, Hợp cốc trị quai bị. 18. Khế mạch Vị trí: Ở sau tai, giữa mỏm chủm, từ Ế phong ven theo vành tai lên đến huyệt Giác tôn lấy điểm cách 1/3 dưới. (H. 85) Cách châm: Châm chếch kim, sâu 0,3-0,5 thốn. Cứu 3 mồi. Chủ trị: Tai điếc, tai ù, đau đầu. 19. Lư tức Vị trí: Từ Khế mạch lên 1 thốn (H. 85) Cách châm: Châm chếch kim, sâu 0,1-0,3 thốn. Cứu 3 mồi. Chủ trị: Tai ù, nôn mửa, viêm tai giữa. 20. Giác tôn Vị trí: Gấp loa tai về phía trước, ép sát vào da đầu, phía trên huyệt Nhĩ tiêm có chỗ lồi cao ở xương đầu là huyệt. (H. 85) Cách châm: Châm chếch kim, sâu 0,2-0,3 thốn. Cứu 3 mồi. Chủ trị: Tai sưng đỏ, mắt có mộng thịt, đau răng. Hình 85 21. Nhĩ môn Vị trí: Ở trước tai, trong chỗ lõm trên bờ cắt trên bình tai. (H. 85) Cách lấy huyệt: Há mồm, có chỗ khuyết trên bình tai, hơi lui về phía trước có chỗ lõm là huyệt. Cách châm: Châm đứng kim, sâu 0,3-0,5 thốn. Cứu 3 mồi, hơ 5 phút. Chủ trị: Tai ù, viêm tai giữa, đau răng. Tác dụng phối hợp: Với Thính hội trị tai điếc; với Hợp cốc, Ế phong trị viêm tai giữa. 22. Hòa liêu Vị trí: Ở phía trước và trên Nhĩ môn, ngang gốc vành tai, sau mép trước tóc mai, sau động mạch. (H. 85) Cách châm: Châm chếch kim, sâu 0,2-0,3 thốn. Cứu 3 mồi. Chủ trị: Tai ù, đau đầu, hàm răng cắn chặt, liệt mặt. 23. Ty trúc không Vị trí: Ở mé ngoài hốc mắt, chỗ lõm ngoài đuôi lông mày. (H71) Cách lấy huyệt: Chỗ lõm ngoài đuôi lông mày, ấn vào có cảm giác tê tức. Cách châm: Châm chếch kim, luồn dưới da, sâu 0,3-0,5 thốn. Không cứu. Chủ trị: Đau bên đầu, đau mắt đỏ, đau xương cung mày, sụp mi, máy mắt. Tác dụng phối hợp: Với Nhĩ môn trị đau răng. |
Thứ Sáu, 8 tháng 11, 2013
THỦ THIẾU DƯƠNG TAM TIÊU KINH: 23 HUYỆT
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét