ĐẠI CƯƠNG VỀ MÔN XOA BÓP
1.VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ XOA BÓP TRÊN THẾ GIỚI:
-Ở Ai cập, trên các bức tranh khắc trên đá, cách đây 5.000 năm, đã ghi lại hình những người đang xoa bóp.
-Hipôcrat (Người Hy lạp), y tổ phương Tây, đã khuyên dạy môn đồ dùng xoa bóp để chữa cứng khớp.
-Ở La mã, từ thời Cổ đại, xoa bóp được coi là môn bổ trợ sau khi tắm.
-Ở
Ấn độ, gọi xoa bóp là Schamvahna (Săm – va -na ), xoa bóp luôn được
thực hiện trong các buổi lễ tôn giáo, và sau buổi tập thở, tập Yoga.
-Ở Trung quốc, xoa bóp đã có một lịch sử rất lâu đời.; trong quyển Nội
kinh Tố vấn, thiên “Dị pháp” (Chương 12) đã đề ra những phép xoa bóp và
ngày càng phát triển.
-Ở các nước Châu âu, vào thế kỷ thứ 17, tại trường Đại học Y khoa ,
người ta đã tìm thấy nhiều luận án đề cập đến lợi ích của xoa bóp.
-Các nước Anh, Đức, Mỹ….môn xoa bóp cũng được phổ biến rộng rãi, đặc biệt là trong giới thể dục, thể thao.
2.VÀI DANH Y CỔ TRUYỀN Ở NƯỚC TA ĐÃ ĐỀ CẬP ĐẾN NHỮNG PHƯƠNG PHÁP CHỮA BỆNH BẰNG XOA BÓP.
2.1.Tuệ Tĩnh: Vào thế kỷ thứ 14 đã tổng kết những kinh nghiệm xoa bóp thời bấy giờ để chữa một số bệnh (Sách Nam dược thần hiệu)
Thí dụ: Xoa với bột gạo tẻ để trị chứng ra nhiều mồ hôi.
Xoa với bột hoạt thạch và bột đậu xanh để trị rôm sảy.
Xoa với hạt cải ngâm dấm để chữa da thịt tê dại.
Xoa với hạt cải ngâm rượu để điều trị đau lưng.
Xoa với rươu. ngâm quế điều trị bại liệt.
2.2.Nguyễn Trực:
Thế kỷ thứ 15, trong cuốn “Bảo anh lương phương” (Chữa bệnh cho trẻ em)
đã đúc kết nhiều kinh nghiệm xoa bóp với các thủ thuật xoa, bấm, miết,
vận động , kéo …..tác động lên kinh lạc , huyệt để điều trị các chứng
đau bụng, ỉa chảy, lòi dom, tích trệ….
2.3.Đào Công Chính: Thế kỷ 18 , trong cuốn “Bảo sinh diên thọ toản yếu” đã tổng kết các phương pháp tự tập luyện, tự xoa bóp để phòng và trị bệnh.
2.4.Hải Thượng Lãn Ông: Thế kỷ 18, đã nhắc lại các phương pháp trị liệu bằng xoa bóp để phòng và trị bệnh trong cuốn “Vệ sinh yếu quyết”
3.ĐỊNH NGHĨA MÔN XOA BÓP:
Xoa
bóp là một phương pháp phòng bệnh và chữa bệnh với sự chỉ đạo của lý
luận y học cổ truyền. Đặc điểm của xoa bóp là dùng bàn tay, ngón tay là
chính, tác động lên da, thịt, gân, khớp của người bệnh để đạt mục đích
chữa bệnh, phòng bệnh.
Ưu điểm: Giản tiện: Vì chỉ dùng bàn tay là chính, có thể dùng trong bất kể hoàn cảnh nào và không bị lệ thuộc vào các phương tiện khác.
Có hiệu quả:
Vì có phạm vi chữa bệnh rộng: có khả năng chữa một số bệnh cấp tính như
nhức đầu, đau lưng cấp, cảm cúm…, cũng như một số bệnh mạn tính khác
như thấp khớp, hội chứng dạ dày….
Có giá trị phòng bệnh lớn: Tự xoa bóp thì rất chủ động để giữ gìn sức khỏe.
4.NHỮNG NHẬN THỨC ĐÚNG VỀ XOA BÓP:
-Xoa bóp là một phương pháp phòng bệnh và chữa bệnhnhư các phương pháp khác (Thuốc, Châm cứu)
-Có một số bệnh chứng có thể dùng xoa bóp để chữa như vẹo cổ, đau lưng, thấp khớp, rối loạn tiêu hóa, mệt mõi, cảm cúm.
Có
những bệnh phải phối hợp với những phương pháp khác , mà xoa bóp chỉ ở
vị trí thứ yếu như sốt cao cấp tính, cơn đau quặn thận, cơn đau quặn
gan…..
5.NHỮNG ĐIỀU CẦN CHÚ Ý KHI CHỮA BỆNH BẰNG XOA BÓP:
5.1.Cần làm cho người bệnh tin tưởng vào phương pháp để người bệnh phối hợp với thầy thuốc.
Phát huy sự nổ lực chủ động trong quá trình chữa bệnh bằng cách giải thích rõ nguyên nhân gây bệnh.
Chỉ dẫn những điều kiêng cữ, những điều nên làm khi ở nhà.
5.2. Cần có chẩn đoán rõ ràng rồi mới tiến hành xoa bóp.
Không làm xoa bóp khi người bệnh quá đói hoặc quá no.
Bệnh nhân mới đến cần nghỉ 5 – 10ph trước khi xoa bóp.
Thủ thuật xoa bóp nặng nhẹ phải phù hợp với tình hình bệnh tật của người bệnh
Thí dụ: Lần đầu làm nhẹ nhàng; bắt đầu và kết thúc làm nhẹ. Làm ở nơi
đau phải chú ý sức chịu đựng của bệnh nhân, không làm quá mạnh. Sau một
lần xoa bóp, hôm sau bệnh nhân thấy mệt mỏi, tức là đã làm quá mạnh ,
lần sau cần phải nhẹ hơn.
5.3.Khi xoa bóp, thái độ thầy thuốc phải hòa nhã, nghiêm túc, luôn theo dõi diển tiến của người bệnh.
Đối với bệnh mới, nhất là bệnh nhân nữ, cần nói rõ cách làm để họ yên tâm, tránh hiểu lầm đáng tiếc.
6.LIỆU TRÌNH XOA BÓP VÀ THỜI GIAN MỘT LẦN XOA BÓP:
6.1.Một liệu trình điều trị từ 10 - -15 lần là vừa, để tránh hiện tượng lờn xoa bóp và ghiền xoa bóp.
Đối với chứng bệnh cấp tính mỗi ngày có thể làm 1 lần.
Đối với chứng bệnh mạn tính, có thể xoa bóp cách ngày hoặc 1 tuần 2 lần.
6.2.Thời gian một lần làm xoa bóp:
Nếu xoa bóp toàn thân : thời gian từ 45 – 60ph
Nếu xoa bóp từng bộ phận : thời gian từ 10 – 15ph./.
30 THỦ THUẬT XOA BÓP
1.XÁT:
MÔ TẢ:Dùng
lòng bàn tay hay gốc bàn tay, mô ngón tay út hoặc mô ngón tay cái, di
động trên da theo hướng thẳng, đi lên, đi xuống hoặc sang phải, sang
trái; tay của thầy thuốc di chuyển lướt nhẹ trên da người bệnh.
“Thủ thuật Xát” thường được áp dụng khi bắt đầu tiến hành
xoa bóp và dùng dầu, hoặc bột talc để làm trơn da.
TÁC DỤNG: Thông kinh lạc, lý khí, (làm hết đau sưng), u phong, tán hàn.
Thủ thuật XÁT |
2.XOA:
MÔ TẢ:Dùng
lòng bàn tay hay gốc bàn tay, mô ngón tay út hoặc mô ngón tay cái, hoặc
vân ngón tay di động theo vòng tròn trên da chỗ đau.
Tay của thầy thuốc di chuyển lướt nhẹ trên da người bệnh.
Đây là thủ thuật mềm mại hay dùng ở nơi sưng đỏ và ở bụng, lưng.
“Thủ thuật Xoa” thường được áp dụng khi bắt đầu tiến hành xoa bóp.
TÁC DỤNG: Lý khí, hòa trung (Tăng cường tiêu hóa), thông khí huyết, giảm đau, giảm sưng, khu phong, tán hàn.
Thủ thuật XOA |
3.MIẾT:
MÔ TẢ:Dùng
vân ngón tay (Ngón cái hoặc nhiều ngón), hoặc gốc bàn tay , hoặc cạnh
bàn tay, ấn chặt vào da người bệnh rồi di động ngón tay theo hướng lên
hoặc xuống hoặc sang phải, sang trái; tay của thầy thuốc di động đồng thời dùng sức đè xuống làm căng da của người bệnh.
“Thủ thuật Miết” thường được áp dụng ở đầu, trán, lưng bụng, dọc 2 bên
cột sống (Huyệt Giáp tích), khe xương, khe cơ, dọc theo xương dài.
TÁC DỤNG:
-“Thủ thuật Miết” dùng ở đầu: Có tác dụng Khai khiếu tỉnh thần, Bình Can giáng hỏa, làm sáng mắt.
-“Thủ thuật Miết” dùng ở bụng: Có tác dụng Kiện tỳ.
Thủ thuật MIẾT |
4.PHÂN:
MÔ TẢ:Dùng
vân các ngón tay (Hoặc mô ngón út, hoặc gốc bàn tay) của 2 tay, đặt
cùng một chỗ chính giữa (Thí dụ: giữa trán, giữa lưng, giữa ngực…), rồi
tẻ ra 2 bên theo hai hướng ngược chiều nhau.
Tay có thể lướt trên da người bệnh, hay có thể ấn chặt, kéo căng da người bệnh.
“Thủ thuật Phân” thường được áp dụng ở trán, ngực, lưng, bụng.
TÁC DỤNG:
-“Thủ thuật Phân” dùng ở trán: Có tác dụng Bình Can giáng hỏa.
- “Thủ thuật Phân” dùng ở bụng, ngực, lưng: Có tác dụng Kiện tỳ, thư thái ngực, trợ chính khí.
Thủ thuật PHÂN |
5.HỢP:
MÔ TẢ:Giống như động tác “Phân”, nhưng tay thầy thuốc ở 2 bên đối nhau, rồi di chuyển ngược chiều nhau đến cùng một chỗ chính giữa.
“Thủ thuật Hợp” thường được áp dụng ở trán, ngực, lưng, bụng.
TÁC DỤNG:
-“Thủ thuật Hợp” dùng ở trán: Có tác dụng Bình Can giáng hỏa.
- “Thủ thuật Hợp” dùng ở bụng, ngực, lưng: Có tác dụng Kiện tỳ, thư thái ngực, trợ chính khí.
Thủ thuật HỢP |
MÔ TẢ:Dùng
ngón tay cái với ngón trỏ, ngón giữa (Hoặc dùng đốt thứ hai của ngón
cái với đốt thứ ba của các ngón trỏ, ngón giữa) kẹp da, kéo da lên và
đẩy tới liên tiếp
Làm cho da người bệnh luôn luôn bị cuộn giữa các ngón tay thầy thuốc.
Thủ thuật véo thường được dùng ở lưng trán.
Có thể véo từng cái một, hoặc vừa véo vừa di động đẩy tới (Cuộn , cuốn)
TÁC DỤNG:
Dùng ở trán: Thanh nhiệt – Khu phong – Tán hàn
Bình can giáng hỏa.
Dùng ở lưng: Nếu làm nhẹ: Nâng cao chính khí.
Nếu làm mạnh : Khu phong –Tán hàn.
Thủ thuật "Véo"
7.PHÁT:
MÔ TẢ:Bàn
tay hơi khum, giữa lòng bàn tay hơi lõm, vỗ lên da nơi bị bệnh từ nhẹ
đến nặng. Khi phát, da bị đỏ đều do áp lực không khí trong bàn tay thay
đổi.
Thủ thuật véo thường được dùng ở vai, lưng, tay, chân.
TÁC DỤNG:
Thông kinh lạc, mềm cơ, giảm cảm giác nặng.
Thủ thuật "Phát" |
8.DAY:
MÔ TẢ:
Dùng gốc bàn tay (Hoặc mô ngón tay út, mô ngón tay cái, hoặc ngón tay
cái), hơi dùng sức ấn xuống da, huyệt của người bệnh , rồi di động theo
đường tròn. Tay của thầy thuốc và da của người bệnh dính vào nhau, da
của người bệnh di động trên cơ , xương , theo tay thầy thuốc. Thường làm
chậm, còn diện to hay nhỏ, sức dùng mạnh hay yếu là tùy tình hình bệnh
và vị trí tác động.
TÁC DỤNG:
Đây
là thủ thuật mềm mại, trực tiếp tác động lên cơ, huyệt, xương, làm giảm
sưng, giảm đau, mềm cơ, khu phong.Hai thủ thuật xoa và day là hai thủ
thuật chính trong việc chữa sưng tấy.
Thủ thuật "Day" |
9.ĐẤM:
MÔ TẢ: Nắm
hờ các ngón tay và dùng mô ngón út đấm lên nơi bị bệnh; cường độ mạnh
nhiều hay ít tùy vào lớp da dầy hay mỏng, song phải có tác dụng thấm sâu
vào cơ, xương. Chú ý: Không đấm mạnh làm thốn , tức, gây đau, khó chịu.
TÁC DỤNG:
Thông khí huyết, giảm đau, mềm cơ.
Thủ thuật "Đấm"
10.CHẶT:
MÔ TẢ:Mở
bàn tay thẳng, và dùng mô ngón tay út chặt liên tiếp vào nơi bị bệnh.
Nếu làm ở đầu, thì hai bàn tay chập lại, các ngón tay xòe ra, dùng ngón
út vỗ vào đầu người bệnh, ngón nầy sẽ đập vào ngón kia phát ra tiếng
kêu..
TÁC DỤNG:
Thông khí huyết, giảm đau, mềm cơ.
Thủ thuật "Chặt"
11.LĂN:
MÔ TẢ: Dùng
các khớp bàn – ngón tay, khớp ngón tay của các ngón út, ngón nhẫn, ngón
giữa; với một sức ép nhất định, vận động khớp cổ tay để lăn 3 khớp ngón
tay lần lượt trên bộ phận cần xoa bóp, vừa lăn vừa ấn trên da người
bệnh.
Thủ thuật “Lăn” thường dùng ở mông, lưng và tứ chi.
TÁC DỤNG:
Khu phong – Tán hàn – Thông kinh lạc – Giảm đau
Thủ thuật "Lăn"
12.BÓP :
MÔ TẢ: Dùng
ngón tay cái và các ngón tay kia ôm lấy khối cơ ở nơi bị bệnh ; rồi bóp
bằng hai ngón tay, hoặc ba ngón tay, hoặc 4 ngón tay, hoặc 5 ngón
tay.Vừa bóp vừa hơi kéo thịt lên, không để thịt hoặc gân trượt dưới tay
vì sẽ gây đau.
Thủ thuật “Bóp” thường dùng ở tứ chi, vai, gáy nách. Sức bóp nhẹ hay mạnh tùy khối cơ lớn hay nhỏ, rắn chắc hay mềm nhão.
TÁC DỤNG:
Giải nhiệt – Khai khiếu – Khu phong – Tán hàn – Thông kinh lạc.
Thủ thuật "Bóp"
13.VỜN :
MÔ TẢ: Hai bàn tay hơi cong bao lấy một khối cơ, rồi chuyển động 2 tay ngược chiều nhau, kéo cả da thịt người bệnh chuyển động theo, khối thịt lay động giữa 2 bàn tay. Dùng sức vừa phải, vờn từ trên xuống, hoặc từ dưới lên giống như đẩy, lắc.
18.VẬN ĐỘNG KHỚP CỔ :
MÔ TẢ: Hai bàn tay hơi cong bao lấy một khối cơ, rồi chuyển động 2 tay ngược chiều nhau, kéo cả da thịt người bệnh chuyển động theo, khối thịt lay động giữa 2 bàn tay. Dùng sức vừa phải, vờn từ trên xuống, hoặc từ dưới lên giống như đẩy, lắc.
Thủ thuật “Vờn” thường dùng ở chân, tay, vai, lưng, sườn.
TÁC DỤNG:
-Ở sườn: Bình can giải uất.
-Ở nơi khác: Điều hòa khí huyết, làm mềm cơ, thông kinh lạc.
THỦ THUẬT VỜN |
14.ẤN :
MÔ TẢ: Dùng
đầu ngón tay cái dùng sức đè vào huyệt, rồi giữ nguyên ngón cái từ 10
đến 20 giây; nếu ấn ở chỗ rộng hơn thì có thể dùng gốc bàn tay, hoặc mô
ngón út, mô ngón cái để ấn.
TÁC DỤNG:
-Thông kinh lạc, giảm đau tại vùng đau (Huyệt, tạng phủ, khớp)
THỦ THUẬT ẤN |
15.DAY :
MÔ TẢ: Dùng
ngón tay cái hay ngón giữa ấn lên huyệt người bệnh; sau đó di động ngón
tay theo đường tròn, tay của thầy thuốc và da của người bệnh dính với
nhau, da người bệnh di động theo tay thầy thuốc.
TÁC DỤNG:
-Giảm đau, giảm sưng, làm mềm cơ. Khu phong – Thanh nhiệt
THỦ THUẬT DAY |
16.ĐIỂM :
MÔ TẢ:
Dùng ngón tay giữa để thẳng ; ngón tay trỏ hơi cong lên để lên lưng
ngón giữa, ngón cái để phía dưới bên trong ngón giữa, để đỡ cho ngón
giữa; tác động thẳng góc và từ từ vào huyệt (Hoặc có thể dùng ngón cái ,
hoặc đốt thứ hai của ngón trỏ hoặc đốt thứ hai của ngón giữa). Nếu
huyệt ở sâu như huyệt Hoàn khiêu, hoặc ở nơi có cơ dầy, dùng ngón tay
không đủ sức, thì dùng khuỷu tay tác động thẳng góc vào huyệt; đó là thủ
thuật mạnh nhất của xoa bóp.
Cách “Điểm” chia làm 3 thì:
Thì 1: Dùng ngón giữa , tác động nhẹ đến nặng, dần dần “điểm” sâu xuống huyệt, rồi không động nữa.
Thì 2: Trên huyệt đó, rung nhẹ ngón tay, mục đích là tăng cường kích thích lên huyệt (Khoảng 1 đến 2 phút)
Thì 3: Dần dần nhấc ngón tay lên, nhưng không rời da, sau đó làm lại các động tác trên 3-5 lần.
Cần dựa vào tình hình bệnh hư thực của người bệnh để dùng sức cho thỏa đáng.
Thủ thuật “Điểm” thường dùng ở mông, lưng, thắt lưng, tứ chi.
CHÚ Ý: Ngón giữa phải để thẳng
và thẳng góc với mặt da.Không điểm bằng khuỷu tay cho những người có cơ
mông nhão, mõng, vì dễ làm ảnh hưởng xấu đến khớp háng.
TÁC DỤNG:
-Khai thông những chỗ bế tắc, tán hàn, giảm đau.
THỦ THUẬT ĐIỂM |
17.BẤM :
MÔ TẢ:Dùng ngón tay cái ấn mạnh vào huyệt, động tác mạnh, nhanh, đột ngột.
Thường dùng bấm huyệt Nhân trung, Thập tuyên.
TÁC DỤNG:
-Khai khiếu tỉnh thần.
THỦ THUẬT BẤM |
MÔ TẢ:
-QUAY CỔ:
Bệnh nhân ngồi, thầy thuốc đứng sau lưng bệnh nhân, một tay đỡ cầm, một
tay để ở xương chẩm, từ từ vận động đầu bệnh nhân qua phải, qua trái
với phạm vi tăng dần.
Chú ý:
Khi làm nhớ bảo bệnh nhân không cưỡng lại, đến khi nào tay thầy thuốc
cảm thấy cơ mềm và không có trở lực gì ở tay, lúc đó thầy thuốc sẽ dùng
sức hơi mạnh lắc đầu bệnh nhân về một bên rồi làm tiếp phía bên kia.
Trong khi lắc như vậy, có thể nghe tiếng kêu ở cổ.
THỦ THUẬT QUAY CỔ |
-NGHIÊNG CỔ:
Thầy thuốc đứng sau lưng bệnh nhân, để một cẳng tay sát một bên cổ, tay
kia làm động tác nghiêng cổ qua bên có tay chêm, đổi bên, luân phiên
vài lần, rồi đột ngột nghiêng mạnh đầu sang một bên. Có thể nghe tiếng
kêu ở khớp cổ. Làm thêm bên kia.
THỦ THUẬT NGHIÊNG CỔ |
-NGỮA CỔ:
Thầy thuốc đứng sau lưng bệnh nhân, môt cẳng tay thầy thuốc để ở sau
gáy người bệnh, tay kia để ở trán, làm động tác ngữa cổ, cúi cổ vài lần ,
rồi đột ngột ngữa mạnh cổ ra sau.
THỦ THUẬT NGỮA CỔ |
-TỔNG HỢP CÁC ĐỘNG TÁC CỔ:
Thầy thuốc đứng sau lưng người bệnh, một tay để ở xương chẩm, một tay
để ở dưới xương hàm dưới, dùng sức nhấc đầu bệnh nhân lên rồi vận động
cổ: Quay, nghiêng, cúi, ngữa vài lần
TỔNG HỢP CÁC ĐỘNG TÁC CỔ |
.
19.VẬN ĐỘNG KHỚP VAI:
MÔ TẢ:Quay vòng nhỏ:
Bệnh nhân ngồi trên một ghế nhỏ, tay buông thỏng; Thầy thuốc đứng sau
lưng bệnh nhân, một tay giữ vai, một tay cầm cổ tay người bệnh, hơi dang
tay (Khoảng 450 ) đồng thời quay tròn bàn tay 2 đến 3 lần.
Mục đích: Chuẩn bị vận động khớp vai.
Thăm dò phạm vi hoạt động của khớp.
THỦ THUẬT QUAY VÒNG NHỎ |
Quay vòng rộng ra trước:
Bệnh nhân ngồi trên một ghế nhỏ, tay buông thỏng; Thầy thuốc đứng sau
lưng bệnh nhân, một tay cầm cổ tay người bệnh, kéo dãn cánh tay ra
ngang, rồi đưa lên cao thẳng lên trời, vòng qua phía bên kia, trước và
sát ngực, rồi vòng xuống dưới trở về tư thế ban đầu 3- 5 lần.
THỦ THUẬT QUAY VÒNG RỘNG RA TRƯỚC |
Ấn dãn vai:
Bệnh nhân ngồi, hai bàn tay thầy thuốc gài với nhau để lên vai người
bệnh, tay người bệnh để lên cẳng tay thầy thuốc. Thầy thuốc vừa ấn vai
người bệnh xuống, vừa từ từ đưa tay người bệnh lên cao, rồi hạ xuống từ 3
– 5 lần.
THỦ THUẬT ẤN DÃN VAI |
Quay vòng rộng ra sau: Bệnh
nhân ngồi trên một ghế nhỏ, tay buông thỏng; Thầy thuốc đứng sau lưng
bệnh nhân, một tay giữ vai, một tay nắm bàn tay hoặc cổ tay người bệnh,
rồi vòng cánh tay từ sau ra trước , từ dưới lên trên, rồi kéo xuôi tay
người bệnh ra phía sau lưng và quặt lên phía bả vai; làm 2-3 lần.
THỦ THUẬT QUAY VÒNG RỘNG RA SAU |
20.VẬN ĐỘNG KHỚP KHUỶU:
MÔ TẢ:Bệnh
nhân ngồi hay nằm.Thầy thuốc một tay giữ phía trên khớp khuỷu, tay kia
nắm cổ tay người bệnh, rồi làm động tác gấp, duỗi và quay sấp, ngửa 3-5
lần.
THỦ THUẬT VẬN ĐỘNG KHỚP KHUỶU |
21.VẬN ĐỘNG KHỚP CỔ TAY:
MÔ TẢ: Bệnh
nhân ngồi hay nằm đều được, hai tay thầy thuốc nắm lòng bàn tay người
bệnh, hai ngón tay cái để ở mô ngón út và mô ngón tay cái của người
bệnh; dùng ngón cái đẩy bàn tay của người bệnh ngửa ra sau; trong khi đó
những ngón kia kéo gốc bàn tay người bệnh lại.
Giữ chặt bàn tay của người bệnh (Bàn tay sấp) và đưa cổ tay lên gấp bàn tay vào trong, làm 1- 2 lần.
BẺ NGƯỢC LÊN | BẺ CONG XUỐNG |
22.VÊ:
MÔ TẢ: Thầy thuốc dùng ngón tay trỏ và ngón tay cái vê theo 2 đường ngược chiều nhau; thường dùng ở khớp nhỏ như ngón tay, ngón chân.
TÁC DỤNG: Làm trơn khớp – Thông khí huyết.
THỦ THUẬT VÊ |
23.RUNG:
MÔ TẢ: Người
bệnh ngồi thẳng, nghiêng về phía đối diện với tay đau, như để kéo co
với thầy thuốc.Thầy thuốc đứng bên phía tay đau của bệnh nhân, hai tay
cùng nắm bàn tay của người bệnh , từ từ kéo dãn các khớp của cánh tay
(Cùng lúc người bệnh ngả về phía đối diện), thầy thuốc hơi xuống tấn
(Rùng chân cho vững ), hít một hơi dài rồi rung tay bệnh nhân lên xuống
vài lần (Tốc độ nhanh, biên độ nhỏ), làm tay bệnh nhân rung lên như làn
sóng từ cổ tay đến vai.
Đây là thủ thuật dùng cho chi trên.
THỦ THUẬT RUNG |
4.VẬN ĐỘNG KHỚP HÁNG:
MÔ TẢ:
NGẢ ĐÙI: Bệnh
nhân nằm ngửa, để bàn chân nầy lên đầu gối chân kia, rồi ngả đùi xuống;
thầy thuốc đứng bên cạnh, một tay giữ hông, một tay ấn đầu gối chạm
giường 2 đến 3 lần; đổi bên.
ĐỘNG TÁC NGẢ ĐÙI |
KHÉP ĐÙI: Bệnh
nhân nằm ngửa, co gối, hai bàn chân dang rộng, thầy thuốc đứng bên
cạnh, giữ hai đầu gối bệnh nhân rồi luân phiên khép đùi vào bên trong,
đầu gối chạm giường từng bên một, làm 2 đến 4 lần.
ĐỘNG TÁC KHÉP ĐÙI |
CO ĐÙI: Bệnh
nhân nằm ngửa, thầy thuốc đứng bên cạnh; để bệnh nhân co gối, thầy
thuốc giữ đầu gối rồi gấp đùi vào bụng, làm từng chân 2-3 lần.Đổi chân.
ĐỘNG TÁC CO ĐÙI |
DANG ĐÙI: Bệnh nhân nằm sấp, thầy thuốc đứng phía dưới chân, cầm 2 cổ chân người bệnh, rồi dang chân khép vào vài lần.
ĐỘNG TÁC DANG ĐÙI |
25.V 25.VẬN ĐỘNG KHỚP GỐI:
Bệnh nhân nằm ngửa:
Thầy thuốc đứng bên cạnh; để bắp chân người bệnh trên cẳng tay, tay kia
thầy thuốc để vào đầu gối người bệnh; làm động tác co duỗi vài lần; rồi
đột nhiên khi duỗi chân, ấn mạnh đầu gối để duỗi mạnh ra (Có thể phát
ra tiếng kêu); làm 1- 2 lần
VẬN ĐỘNG KHỚP GỐI-NẰM NGŨA |
Bệ Bệnhh nhân nằm sấp: Thầy thuốc đứng bên cạnh; gấp chân người bệnh để đưa gót chân ép vào mông 2-3 lần.
VẬN ĐỘNG KHỚP GỐI-NẰM SẤP |
26. VẬN ĐỘNG KHỚP CỔ CHÂN:
QUAY CỔ CHÂN: Bệnh nhân nằm ngửa, thầy thuốc đứng bên cạnh gần
cẳng chân ; một tay giữ gót chân người bệnh, tay kia nắm phía đầu bàn
chân, quay cổ chân người bệnh 2-3 lần; rồi đẩy bàn chân vào ống chân (Co
tối đa) sau đó duỗi bàn chân đến cực độ.
LẮC CỔ CHÂN:
Thầy thuốc đứng phía dưới, hai tay ôm cổ chân người bệnh, hai ngón cái
để trên mắt cá trong và mắt cá ngoài, dùng gốc bàn tay đẩy đưa gót chân
người bệnh vào trong, ra ngoài 2-3 lần.
KÉO DÃN CỔ CHÂN:
Bệnh nhân vẫn nằm thẳng, thầy thuốc đứng bên cạnh, một tay giữ gót
chân, tay kia nắm bàn chân, cùng một lúc kéo 2 tay về phía dưới để cổ
chân dãn ra, kéo vài lần. Đổi bên.
QUAY CỔ CHÂN | LẮC CỔ CHÂN | KÉO DÃN CỔ CHÂN |
27.VẬN ĐỘNG KHỚP CÙNG CHẬU:
Bệnh nhân nằm nghiêng:
Để chi bị bệnh ở trên, thầy thuốc đứng sau người bệnh, một tay để ở
vùng khớp cùng chậu, tay kia đỡ bắp chân và đầu gối, kéo dãn chi dưới ra
sau vài lần (Thầy thuốc lui lại) rồi gấp nhanh chi dưới vào bụng, chân
co lại, đùi ép vào bụng (Thầy thuốc bước tới); làm 2-3 lần.
Bệnh nhân nằm ngửa:
Co hai đùi vào bụng , thầy thuốc đặt hai tay thẳng góc với cẳng chân
bệnh nhân, một tay giữ đầu gối bệnh nhân, tay kia để giáp với cổ chân,
sau đó di động 2 tay thầy thuốc tới lui ngược chiều nhau, sao để cho
khớp cùng chậu day trên mặt giường sang phải, sang trái 2-3 lần.
VẬN ĐÔNG KHỚP CÙNG CHẬU-NẰM NGHIÊNG | VẬN ĐÔNG KHỚP CÙNG CHẬU-NẰM NGỮA |
28.VẬN ĐỘNG KHỚP THẮT LƯNG XƯƠNG CÙNG:
Bệnh nhân nằm ngửa: Hai
đùi gập vào bụng, thầy thuốc đứng bên cạnh, một tay giữ gối, một tay để
vào vùng cùng cụt (Tay thầy thuốc thẳng góc với thân bệnh nhân) và nâng
lên làm cho người bệnh cong hơn nữa, rồi thả ra , làm như vậy 2-3 lần.
VẬN ĐỘNG KHỚP THẮT LƯNG CÙNG |
29.VẶN CỘT SỐNG THẮT LƯNG:
Người
bệnh nằm nghiêng, chân trên co, đầu gối chạm giường; chân dưới thẳng tự
nhiên, tay trên để ra sau lưng, tay dưới để tự nhiên; thầy thuốc đặt
một cẳng tay (Hoặc bàn tay) lên hông bệnh nhân, cẳng tay kia (Hoặc bàn
tay) đặt lên vai; rồi cùng lúc đẩy mông người bệnh từ sau ra trước, đồng
thời tay kia đẩy vai người bệnh từ trước ra sau, có thể nghe thấy tiếng
kêu ở lưng. Đổi bên.
VẶN CỘT SỐNG THẮT LƯNG |
30.ƯỠN CỘT SỐNG LƯNG:
Người bệnh nằm
sấp , thầy thuốc đứng bên cạnh, một tay ấn vào vùng thắt lưng, tay kia
luồn dưới 2 gối người bệnh rồi nhấc cao 2 chân người bệnh lên 2-3 lần.
Chú ý: Khi nhấc hai chân bệnh nhân, ta dùng sức phát ra từ những bắp cơ lớn khỏe ở chân, còn 2 tay kia chỉ giữ cho chắc là được.
ƯỠN CỘT SỐNG LƯNG |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét