Ung thư,tổng hợp kiến thức về bệnh ung thư
Tổng hợp tất cả kiến thức về bệnh ung thư của Thực Phẩm AZ
Tổng hợp tất cả kiến thức về Ung thư – Bệnh ung thư là gì?
Nguyên nhân gây ung thư, cách điều trị và phòng tránh bệnh ung thư
I. Ung thư là gì?
- Ung thư (cancer) là tên dùng chung để mô tả một nhóm các bệnh phản ảnh những sự thay đổi về sinh sản, tăng trưởng và chức năng của tế bào. Các tế bào bình thường trở nên bất thường (đột biến) và tăng sinh một cách không kiểm soát, xâm lấn các mô ở gần (xâm lấn cục bộ) hay ở xa (di căn) qua hệ thống bạch huyết hay mạch máu. Di căn là nguyên nhân gây tử vong chính của ung thư. Những thuật ngữ khác của ung thư là khối u ác tính hoặc tân sinh ác tính (malignant neoplasm).
- Ung thư không chỉ là một bệnh mà là nhiều bệnh. Có hơn 100 loại ung thư khác nhau.
- Ung thư không chỉ là một bệnh mà là nhiều bệnh. Có hơn 100 loại ung thư khác nhau.
II. Một số nguyên nhân gây bệnh ung thư phổ biến
1. Hút thuốc lá gây bệnh ung thư phổi
Hút thuốc lá không những ảnh hưởng đến chính bản thân người hút thuốc mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ của những người xung quanh, đặc biệt là trẻ nhỏ.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thành phần các chất gây nghiệm Nicotine và Carbon monoxide trong thuốc lá có thể làm ngăn cản sự vận chuyển Oxy trong máu, gây nên hiện tượng suy hô hấp. Các chất khác như phenol và benzopyrens gây bệnh viêm phế quản và rối loạn thông khí, từ đó dẫn đến bệnh ung thư phổi nguy hiểm.
Ngoài ung thư phổi, một số bệnh ung thư nguy hiểm khác cũng liên quan trực tiếp tới việc hút thuốc lá như:ung thư vòm họng, ung thư thực quản…
2. Bỏ bữa sáng gây bệnh ung thư túi mật
Bỏ bữa sáng cũng là nguyên nhân gây ung ( Ảnh minh họa)
Bỏ bữa sáng là nguyên nhân trực tiếp của bệnh sỏi thận và túi mật thường gặp. Vì sau 8 tiếng cho giấc ngủ dài ban đêm, thức ăn của bữa tối đã được tiêu hoá hết và dạ dày vẫn tiếp tục tiết ra dịch vị.
Nếu bạn không “nạp năng lượng” vào bữa sáng, dịch vị tiết ra nhiều mà không được sử dụng sẽ gây nên bệnh đau dạ dày hoặc viêm niêm mạc dạ dày. Đồng thời các chất cặn bã tích tụ trong dạ dày không có cơ hội đào thải ra ngoài, lâu ngày sẽ kết lại thành sỏi.
3. Thức khuya gây bệnh ung thư tuyến tiền liệt
Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, tỷ lệ mắc ung thư tuyến tiền liệt ở đàn ông thường thức khuya cao gấp 2 lần so với những người bình thường khác.
Thức khuya thường xuyên làm thay đổi đồng hồ sinh hoạt của các tế bào trong cơ thể. Việc thức khuya có thể làm ngăn cản cơ thể sản sinh ra chất melatonin, chất chỉ tạo ra ở buổi đêm và có khả năng ngăn cản, tiêu diệt các tế bào ung thư cũng như ngăn cản quá trình oxy hoá các tết bào trong cơ thể.
4. Ăn nhiều thịt gây bệnh ung thư vú
Ăn nhiều thịt cũng gây bệnh ung thư ( Ảnh minh họa)
Phụ nữ ăn nhiều thịt, đặc biệt là các loại thịt đỏ thường dễ mắc bệnh ung thư vú. Các chất béo bão hoà có trong thịt đỏ tích tụ lâu ngày trong cơ thể sẽ làm kích thích sự tăng trưởng của các tế bào ung thư.
Đặc biệt đối với món thịt nướng mà chúng ta yêu thích, chất béo bão hoà ở nhiệt độ cao sẽ sản sinh ra chất polycylic aromatic hydrocarbon, tác nhân gây bệnh ung thư.
Vì vậy, hãy giảm bớt thịt trong các bữa ăn hàng ngày và thay thế bằng rau xanh, hoa quả để ngăn ngừa căn bệnh ung thư vú nguy hiểm.
5. Lười vận động gây bệnh ung thư dạ dày
Lười vận động cũng gây ung thư ( Ảnh minh họa)
- Tổ chức y tế thế giới đã nghiên cứu và kết luận, mỗi năm, trên thế giới có tới 200 người chết do nguyên nhân lười vận động. Báo cáo cũng dự đoán, với thói quen sinh hoạt thiếu khoa học như ngày nay, tới năm 2020, 70% dân số thế giới mắc bệnh do nguyên nhân trên.
6. Tình dục không an toàn gây bệnh ung thư cổ tử cung
Bị ung thư do tình dục không an toàn ( ảnh minh họa)
Ung thư cổ tử cung và các căn bệnh phụ khoa nguy hiểm đang trở thành vấn nạn với những người phụ nữ hiện đại. Những năm gần đây, số lượng phụ nữ mắc các bệnh trên ngày một tăng và đang dần trẻ hoá.
Tình dục không an toàn được xem là có liên quan trực tiếp tới căn bệnh ung thư cổ tử cung nguy hiểm. Đó là con đường lây truyền virut HPV nhanh nhất, loại virut lây truyền qua đường tình dục gây nên các bệnh nguy hiểm của phụ nữ.
7. Sử dụng giấy vệ sinh kém chất lượng gây các bệnh ung thư da
Bị ung thư do dùng giấy vệ sinh lở ( minh họa)
Phái đẹp chúng ta có thể sẵn sàng chi ra rất nhiều tiền để mua sắm quần áo, giày dép, mỹ phẩm… nhưng lại thường mua các loại giấy vệ sinh rẻ tiền, không đảm bảo chất lượng vì coi đó là 1 loại đồ dùng không cần thiết.
Thực tế đó là 1 suy nghĩ cực kỳ sai lầm. Giấy vệ sinh màu càng trắng thì càng chứa nhiều các chất tẩy trắng. Ở các loại giấy vệ sinh kém chất lượng, hàm lượng các chất tẩy trắng không được xử lý triệt để. Thường xuyên sử dụng loại giấy về sinh này có thể gây hại cho da, lâu ngày dẫn đến viêm da và bệnh ung thư da.
Ngoài ra, trong chất tẩy trắng còn chứa thành phần Ecoli, có thể gây nên căn bệnh ung thư gan nguy hiểm.Vì vậy, hãy chọn các loại giấy đảm bảo chất lượng của các nhà sản xuất có tên tuổi để đảm bảo sức khoẻ của mình.
Điều trị ung thư – Các phương pháp điều trị bệnh ung thư
Khái niệm chung về điều trị ung thư:
- Việc điều trị ung thư là rất quan trọng trong chương trình phòng chống ung thư ở mọi quốc gia. Muốn nâng cao chất lượng điều trị, không chỉ hoàn chỉnh về kỹ thuật của mỗi phương pháp, thiết bị, mà còn phải có kinh nghiệm, kiến thức; chẩn đoán thật chính xác, xây dựng phác đồ điều trị cho mỗi bệnh nhân một cách hợp lý nhất, thông thường phải phối hợp làm việc trong một tập thể các thầy thuốc chuyên khoa.
a- Các phương pháp điều trị tại chỗ: Phẫu thuật và Tia xạ: Có khả năng điều trị triệt để khi bệnh còn ở giai đoạn sớm, tổn thương ung thư chỉ khu chú ở tại chỗ hoặc tại vùng. Nếu ung thư đã di căn xa, chúng ta có thể vẫn phải dùng phẫu thuật hay tia xạ để điều trị tạm thời hoặc giải quyết các triệu chứng.
b- Các phương pháp điều trị toàn thân: Điều trị hoá chất (dùng thuốc chống ung thư), điều trị nội tiết (dùng nội tiết tố hoặc dùng kháng nội tiết tố), điều trị miễn dịch (làm tăng sức đề kháng của cơ thể để diệt tế bào ung thư). Các phương pháp này có tác dụng trên phạm vi toàn cơ thể, vì vậy điều trị hoá chất chỉ thường được áp dụng điều trị cho những ung thư có tính chất toàn thân hoặc đã lan rộng.
1. Điều trị ung thư bằng phẫu thuật
- Điều trị ung thư bằng phẫu thuật triệt để : Cắt rộng, lấy toàn bộ khối ung thư và một phần tổ chức lành bao quanh u. Nếu có hạch vùng khả nghi di căn, cần vét toàn bộ hạch vùng với mục đích không còn để sót lại tế bào ung thư. U, hạch và phần tổ chức lành xung quanh được lấy gọn thành một khối. Phẫu thuật triệt để có khả năng chữa khỏi nhiều loại ung thư khi còn ở giai đoạn sớm (ước lượng khoảng 1/3 tổng số ung thư), nhất là đối với các bệnh: ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư khoang miệng, ung thư da, ung thư giáp trạng và ung thư ống tiêu hóa. . .
- Điều trị ung thư bằng phẫu thuật tạm thời: Chỉ định trong một số trường hợp ung thư đã lan rộng, nhằm mục đích tạm thời làm giảm nhẹ u, làm sạch sẽ, mở thông đường thở, đường tiêu hoá, tiết niệu, cầm máu, chống đau…
- Phẫu thuật với mục đích khác: Nhằm kết hợp trong điều trị nội tiết để hạn chế ung thư phát triển như cắt buồng trứng để điều trị ung thư vú, cắt tinh hoàn để điều trị ung thư tuyến tiền liệt hoặc phẫu thuật tạo hình, phục hồi chức năng sau điều trị triệt để. . .
2. Điều trị ung thư bằng tia xạ
- Điều trị ung thư bằng tia xạ là dùng tia phóng xạ để tiêu diệt các tế bào ung thư. Cùng với phẫu thuật, tia xạ là một trong hai phương pháp điều trị ung thư phổ biến nhất và hiệu quả nhất.
- Điều trị tia xạ đơn thuần có thể chữa khỏi nhiều loại ung thư khi còn ở giai đoạ khu cư trú tại chỗ – tại vùng, nhất là trong các bệnh ung thư hạch bạch huyết, ung thư da, ung thư cổ tử cung, ung thư vòm họng, một số ung thư vùng đầu cổ…
- Điều trị ung thư bằng tia xạ phối hợp với phẫu thuật thường được áp dụng trong nhiều trường hợp khi ung thư đã phát triển tương đối lớn hơn. Có khi tia xạ trước mổ nhằm giảm bớt thể tích u để dễ mổ, hạn chế di căn xa trong lúc mổ, có khi tia sau mổ nhằm diệt nốt những tế bào ung thư còn sót lại sau mổ. Có khi tia xạ cả trước mổ cả sau mổ hoặc tia xạ phối hợp với hoá chất để tăng khả năng diệt tế bào ung thư tại một khu vực mà điều trị hoá chất không đủ khả năng diệt hết. Việc lập kế hoạch điều trị tia xạ cẩn thận, chi tiết làm cho việc tiêu diệt tổ chức ung thư tối đa mà ít ảnh hưởng đến tổ chức lành xung quanh. Tuy vậy, tia phóng xạ không chỉ diệt tế bào ung thư mà có thể diệt luôn tế bào lành ở vùng bị chiếu gây ra các biến chứng (nếu sử dụng liều lượng không thích hợp hoặc kỹ thuật chiếu không đúng. . .)
Có 3 phương pháp điều trị ung thư bằng tia xạ:
- Tia xạ từ ngoài vào (máy Cobalt, quang tuyến X, máy gia tốc), đây là phương pháp áp dụng rộng rãi nhất.
- Tia xạ trong (ống, kim radium, máy Afterloading nguồn Cobalt60, Cesium, Yridium, sợi Yridium…) đặt vào các hốc tự nhiên của cơ thể (tử cung, âm đạo, các xoang…) hoặc cắm vào các tổ chức mang ung thư.
- Thuốc có gắn đồng vị phóng xạ: Uống hoặc tiêm các thuốc có đồng vị phóng xạ (I 131) hoặc kháng thể đặc hiệu có gắn đồng vị phóng xạ để diệt tế bào ung thư trong quá trình chuyển hoá và kết hợp chọn lọc.
3. Điều trị ung thư bằng hoá chất
- Điều trị ung thư bằng hoá chất là phương pháp dùng thuốc (các hoá chất chống ung thư) để chữa bệnh, thường được áp dụng để chữa các ung thư của hệ thống tạo huyết (bệnh bạch cầu, U limphô ác tính…) hoặc ung thư đã lan tràn toàn thân mà phẫu thuật và tia xạ không có khả năng điều trị được.
- Hoá chất có thể điều trị triệt để rất tốt với các loại ung thư rất nhạy cảm với hoá chất như ung thư tinh hoàn, ung thư nhau thai (Choriocarcinome), ung thư tế bào mầm của buồng trứng, và một số ung thư nguyên bào ở trẻ em, ung thư hạch bạch huyết. . .
- Hoá chất hỗ trợ cho phẫu thuật và tia xạ: Trong một số trường hợp ung thư đã lan rộng (ung thư vú, ung thư buồng trứng, ung thư phần mềm. . .).
- Hoá chất điều trị tạm thời (ít dùng): Áp dụng cho ung thư đã lan tràn toàn thân nhưng ít nhiều có nhạy cảm với hoá chất, điều trị nhằm mục đích kéo dài cuộc sống hoặc tạm thời có cảm giác dễ chịu. Điều trị hoá chất không chỉ giá thành hiện nay còn đắt mà thông thường thuốc có nhiều tác dụng độc hại, ví nó như sử dụng con dao hai lưỡi. người thày thuốc chuyên khoa hoá chất phải biết mức độ nhậy cảm thuốc của tế bào ung thư, từng vị trí và giai đoạn bệnh, sức chịu đựng của từng bệnh nhân để chọn thuốc thích hợp hoặc phối hợp nhiều loại thuốc để có tác dụng tối đa trên ung thư và giảm độc hại tối thiểu đối với cơ thể.
4. Điều trị ung thư nội tiết
- Có một số loại ung thư điều trị bằng nội tiết có tác dụng lui bệnh tốt, vì vậy được sử dụng như một phương pháp phối hợp với các phương pháp điều trị khác.
Điều trị ung thư nội tiết có thể bằng cách:
- Dùng các nội tiết tố (Hóc-môn): Các dẫn chất Corticoid, hay dùng trong phác đồ điều trị ung thư máu, ung thư hạch bạch huyết, testosteron trong điều trị ung thư vú, nội tiết tố nữ Oestradiol, progesteron trong ung thư tuyến tiền liệt…
- Cắt bỏ tuyến nội tiết: Cắt buồng trứng trong ung thư vú, cắt tinh hoàn trong ung thư tuyến tiền liệt.
- Dùng thuốc ức chế sản xuất nội tiết tố hoặc ức chế, cạnh tranh tác dụng của nội tiết tố trên tế bào ung thư (Tamoxiphen kháng oastrogen trong điều trị ung thư vú), các antiaromatase (Arimidex, Femara… ức chế sản xuất oestrogen).
5. Điều trị ung thư bằng miễn dịch
- Trong khoảng 20 năm gần đây, những hiểu biết về hệ thống miễn dịch ngày càng tiến bộ, nhiều người đã sử dụng các cytokin và kháng thể đơn dòng có khả năng điều hòa hoạt động của hệ miễn dịch trong điều trị ung thư và một số bệnh lý khác. Các chất miễn dịch không đặc hiệu có nguồn gốc sinh học như: BCG và Carynebacterium barvum đã được sử dụng trên thực nghiệm và trên người. Các chất kích thích miễn dịch không đặc hiệu có nguồn gốc hoá học như LH1… cũng đang được nghiên cứu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét