Thứ Sáu, 8 tháng 11, 2013

THỦ THIẾU ÂM TÂM KINH: 9 HUYỆT

THỦ THIẾU ÂM TÂM KINH: 9 HUYỆT



1. Cực tuyền


Vị trí: Ở chính giữa hố nách, cạnh trong động mạch nách (H. 63)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 0,5 đến 1 thốn. Cứu 5 mồi
Chủ trị: Sườn ngực đau, đau tim, khuỷu và cánh tay lạnh đau

2. Thanh linh


Vị trí: Huyệt Thiếu hải lên 3 thốn (H. 63)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 0,5 đến 1 thốn. Cấm cứu
Chủ trị: Đau sườn, vai và cánh tay đau

Hình 63

3. Thiếu hải

Vị trí: Gập cánh tay hết mức, chỗ đầu nếp khuỷu tay phía trong là huyệt (H. 63)
Cách lấy huyệt: Co cánh tay vuông góc, huyệt ở giữa đường nối đầu nếp khuỷu và đầu lồi
cầu xương trụ (H. 63)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 0,5 đến 1 thốn, có thể châm xuyên tới Khúc trì, có cảm
giác tức trướng cục bộ hoặc tê như điện, lan xuống cẳng tay.
Chủ trị: Đau tim, tê cánh tay, bàn tay run, choáng váng, động kinh, đau thần kinh liên sườn
Tác dụng phối hợp: Với Hậu khê trị bàn tay run, với Khúc trì trị khớp khuỷu tay đau.

4. Linh đạo

Vị trí: Trên cổ tay, cạnh xương trụ, huyệt Thần môn lên 1 thốn rưỡi (H. 64)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 0,5-0,8 thốn. Cứu 5 mồi
Chủ trị: Bệnh tim, đau thần kinh trụ, đau khớp, bệnh thần kinh chức năng

5. Thông lý

Vị trí: Ở sau cổ tay, phía cạnh ngón út
Cách lấy huyệt: Co khuỷu tay vừa phải, lòng bàn tay ngửa lên, từ Thần môn lên 1 thốn, chỗ
nếp gấp cổ tay thứ hai lên 1 thốn (H. 64)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 0,3-0,5 thốn. Cứu 3 mồi, hơ 5-10 phút
Chủ trị: Nhịp tim nhanh, rối loạn thần kinh tim, lưỡi cứng không nói được, đột nhiên mất
tiếng, hầu họng sưng đau, cánh tay đau, cổ tay đau
Tác dụng phối hợp: Với Tâm du, Nội quan trị nhịp tim không đều, với Hành gian, Tam âm
giao trị kinh nguyệt quá nhiều

6. Âm thích

Vị trí: Ở sau cổ tay lên 0,5 thốn
Cách lấy huyệt: Hơi cơ khuỷu tay, từ huyệt Thông lý xuống 0,5 thốn. Thần môn lên 0,5 thốn
(H. 64)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 0,5-0,8 thốn. Cứu 3 mồi, hơ 5 phút
Chủ trị: Đau tim, ngoại tâm thu, chảy máu mũi, thổ huyết, mồ hôi trộm, lao phổi
Tác dụng phối hợp: Với Tâm du, Túc tam lý, Tỳ du trị tâm tỳ hao tổn, khó ngủ, mất ngủ; với
Hậu khê trị mồ hôi trộm

Hình 64 - Hình 65

7. Thần môn

Vị trí: Ở cổ tay cạnh phía ngón út, chỗ lõm trên nếp gấp ngang
Cách lấy huyệt: Gấp cánh tay vừa phải, lòng bàn tay ngửa, ngón út và ngón trỏ xoè ra, chỗ
nếp thứ hai sau cổ tay phía ngón út, cạnh ngoài gân cơ gấp dài (gân cơ gấp cổ tay xương
trụ) có hố lõm là huyệt (H. 64)
Cách châm: Châm mũi kim ép vào giữa cổ tay, sâu 0,4-0,5 thốn. Cứu 3 mồi, hơ 5-10 phút.
Chủ trị: Mất ngủ, hay quên, động kinh, hồi hộp, tim đập mạnh, trẻ em co giật, thần trí lơ mơ
Tác dụng phối hợp: Với Tam âm giao trị thần kinh suy nhược; với Nội quan trị tim đập quá
nhanh; với Hậu khê, Cưu vĩ trị động kinh

8. Thiếu phủ

Vị trí: Khi nắm bàn tay, đầu khe ngón út và ngón nhẫn chiếu vào lòng bàn tay, chỗ khe
xương bàn tay 4-5 là huyệt (H. 64)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu đến 0,5 thốn. Cứu 3 mồi
Chủ trị: Rối loạn thần kinh tim, tim hồi hộp, ngực đau, ngứa hạ bộ, tiểu tiện khó, đái dầm,
lòng bàn tay nóng

9. Thiếu xung

Vị trí: Ở cạnh trong gốc móng ngón út (áp ngón 4) (H. 65)
Cách lấy huyệt: Duỗi ngửa bàn tay, hơi co ngón út lại, lấy cạnh gốc móng phía giáp ngón 4,
cách gốc móng 0,1 thốn
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 0,1 thốn, hoặc chích nặn máu. Cứu 3 mồi, hơ 5 phút
Chủ trị: Tim đập mạnh, đau sườn ngực, trúng gió, bệnh nhiệt (cấp cứu)
Tác dụng phối hợp: Với Nhân trung, Dũng tuyền, Phong long trị trúng gió, với Khúc trì trị sốt
cao

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét