Nhân nói về tắm nước lạnh , tôi nói
thêm về nước nóng .
Nước là nguồn sống của con người - 70% cơ thể người là nước -
Aquarius ..à quên aquarina ( cứ ám ảnh bởi cô thủ qũy
xinh đẹp ) Đấy là để ăn, uống , sinh
hoạt . Còn để chữa bệnh , dưỡng sinh thì phải áp dụng
....
1 - Khi cơ thể bạn mệt mỏi , sau 1
ngày làm việc hay đi xa về . Nhất là đi ngoài trời nắng nóng hay sau khi làm một
việc gì đó mồ hôi nhễ nhại . Bạn sẽ chọn nước lạnh hay
nước nóng để tắm ?
- Nước lạnh ! Đó là điều sai lầm . Vì nước lạnh khi đó sẽ làm co các lỗ chân lông và mao
mạch .Cơ thể bạn sẽ ko toả được nhiệt , tắm xong bạn
vẫn nóng . Khí nhiệt ( thử ) mà cơ thể bạn hấp thu vào
từ môi trường sẽ quay vào nội tạng của bạn ( nhập lý ) và bệnh sẽ phát từ đây.
Hoặc nếu cơ thể đang mệt mỏi , sự đề kháng đang mỏng
manh khi tắm nước lạnh dễ bị nhiễm hàn và sinh ra cảm lạnh . Cho nên vào mùa hè
mà nghe có người bị cảm lạnh là chuyện ..... bình thường . Vậy thì chọn nước nóng
! Chính xác là như vậy . Nước nóng sẽ giúp các
mao mạch , lỗ chân lông mở rộng ra cho thoát khí thử .
Cơ thể sẽ được giải nhiệt . Nước nóng sẽ làm yêm dịu,
giải toả sự mệt mỏi của bạn . Nhất là khi ấy có 1 bồn
nước nóng để ngâm mình thì tuyệt . Tuy nhiên nên nhớ là trước khi tắm phải nghỉ
ngơi cho khô ráo mồ hôi , ko thì phải dùng bài củ ráy
của Vonga đấy . Tiếp nữa là , sau khi tắm nước nóng
thoải mái xong ,nên tráng mình lần cuối bằng nước "nguội " .
2 - Cũng từ nguyên tắc trình bày ở trên
. Khi bạn hay người thân bạn bị cảm sốt , nhiệt
độ cơ thể tăng cao . Bạn chọn cách lau người bằng nước nóng hay nước đá . :?:
Ngày xưa khi tôi còn nhỏ , mỗi lần bị
bệnh bốc sốt . Mẹ tôi thường đắp cho cái khăn nước mát lên trán - để hạ nhiệt
com-piu- tờ .
Ngày nay các bác sĩ ko khuyên như vậy
. Mà : Dùng khăn ,tẩm nước nóng lau trán , gáy
và toàn thân - đặc biệt những chỗ kín như nách , háng cho cơ thể toả nhiệt
.
Cách ngày xưa hiểu là truyền nhiệt từ cơ thể sang khăn lạnh , nhưng vô tình lại làm "cửa thoát nhiệt " đóng lại và
nhiệt đọng lại ở trong . Cách ngày này là làm cho " cửa
thoát nhiệt " mở rộng ra , cho nhiệt thoát nhiều và nhanh ra ngoài . Theo bạn
cách nào đúng hơn ?
3- Bạn đi ngoài trời nắng nóng về ,
rất khát nước . Bạn sẽ chọn 1 ly nước đá hay một cốc trà nóng
.
- Một ly nước đá ! Sai và nhầm lẫn
to . Khi đó miệng và ruột bạn lạnh
. Nhiệt thử ko thoát ra ngoài mà lại quay vào bên trong
. Lâu ngày hay ngay hôm đó sẽ phát bệnh . Cảm
giác mát chỉ có được một chút ở đầu lưỡi và khúc ruột ,
còn toàn cơ thể thì ... hừng hực.
- Tôi có một lần mời một anh đạp ba gác người Hoa uống nước . TRời giữa trưa thật nóng bức anh ta đạp xe chở hàng từ
Q.5 lên bến xe Miền Đông , mồ hôi nhễ nhại . Thế mà anh
ta lại kêu 1 ly lahán quả thật nóng . Hỏi tại sao ko
uống nước đá . Anh ta trả lời
: " Uống nước nóng cho mau mát , uống nước đá chỉ tổ mau xuống sức . Muốn
uống thì tối về nghỉ ngơi ăn nhậu , uống thoải mái .
Người Hoa chúng tôi là vậy" .
Lúc nhỏ ở ngoài Bắc , tôi thường gặp
những người Hoa làm nghề xe kéo , buổi sáng họ đun 1 nồi cháo thật loãng - hạt
gạo nở cum cúp ( cháo ba sôi ) , họ để nóng trên bếp . Trưa về mỗi người một
bát , bỏ vài hạt muối vào miệng cho đằm và cứ thế húp .
Mồ hôi ra đầm đìa - lúc đó trông lạ lắm . Bây giờ mới hiểu nguyên nhân.
- Bạn đi ngoài trời nắng nóng về , rất
nực và khát nước . Bạn hay nhấm nháp 1-2 ly trà đặc và nóng
. Cơ thể bạn sẽ hạ được gần 2 độ C , và sẽ mau
chóng hết khát . Khi mồ hôi khô hết rồi thì uống nước đá theo sở thích
4 - Sau bữa an ko nên tắm ngay : Câu
" ăn no , tắm mát , rủ nhau đi nằm " nếu hiểu theo sự sắp xếp trình tự thì nguy
to . Đấy là ý nhắc nhở ăn vừa no xong , lại đi tắm ngay
thì rồi có ngày rủ nhau vào nhà thương nằm ... cho zui . Vừa ăn no xong , bạn đi tắm ngay ( nhất là tắm nước nóng ) . Khi đó máu
từ nội tạng sẽ đổ dồn ra biểu bì - Bao tử thiếu máu ,
co bóp kém và lâu ngày sẽ phát bệnh về hệ tiêu hoá . Tốt nhất
là nghỉ ngơi sau 1-2 tiếng rồi hãy tắm.
5 - Khi bạn bị nhức đầu , khó ngủ do
căng thẳng , viêm mũi , phát cơn xoang hay bị cảm sốt do thời tiết . Hãy dùng
bài ngâm chân nước nóng dưới đây .
Đây là bài mà tôi thường áp dụng mỗi khi bị " sộc sệch ". Bài này là 1 trong 4 liệu pháp chữa càm sốt
theo toa cơ bản của bác sĩ Trần Nam Hưng , tôi thường
áp dụng gần 20 năm nay . Rất hiệu quả .
- Chuẩn bị 1 chậu nước nóng già ( có
thể ban đầu để nước tầm 50 độ ) bỏ vài hạt muối . Lượng nước căn sao cho ngâm
ngập mu bàn chân . Thả 2 chân vào ngâm . Khi chân đã quen nhiệt độ ,
đổ thêm nước sôi vào chậu cho tăng nhiệt độ lên . Có thể cao nhất đến 70-80 độ
( tùy dày mỏng của da chân mỗi người ) .
Yếu tố cần đạt là sau khi ngâm chân xong mu bàn chân phải đỏ
lên và có cảm giác hơi rát ( ko phải bỏng đấy nhé ) -
khoảng 30 phút là hết thôi .
Thời gian có thể từ 25-30 phút cho 1 lần
.
Kỹ thuật : Nhúng gót chân vào trước
, nếu thấy chịu được thì nhúng tiếp chân vào . Nếu thấy nóng quá trì giở lên , chà vào mu bàn chân bên kia . Cứ làm như vậy cho đến
khi dầm chân vào cả chậu nước . Khi dầm chân trong chậu
phải có cảm giác ran rát mới hiệu quả . Hãy chuẩn bị 1
khăn mặt , vì khi đó mồ hôi sẽ ra đấy .
Ngâm xong ko được dội chân vào nước
lạnh hay đi chân trần trên nền nhà. Nguyên tắc này là để đưa máu từ trên đầu
xuống bớt bàn chân, để giảm tải cho CPU . Đồng thời
dùng nhiệt tác động vào các huyệt đạo trong lòng bàn chân
, đặc biệt mu bàn chân có tác dụng chữa bệnh hô hấp . Nếu bị ngạt mũi ,
sau khi ngâm xong , lỗ mũi đang tắc nổ cái bụp và thông liền . Nếu đang nóng
sốt , nhiệt độ cơ thể cũng sẽ giảm ngay .
Cứ thử đi bạn sẽ thấy ngay mà . Đâu
có tốn kém gì đâu nhỉ :?: Khi cơn xoang lên gây khó chịu , áp dụng thử
PP này xem và phản hồi cho kết quả . PP này chưa có kiểm nghiệm về tác dụng chữa
bệnh lâu dài . Nhưng tác dụng xoa dịu cơn khó chịu và
giải cảm thì có đấy .
Trường hợp ko có nước nóng , dùng cái máy sấy
tóc thổi vào bàn chân cũng cho kết quả .
Tuy nhiên, tôi mạng mộc nên .....háo
nước hơn Nước lạnh có cái lạ -
Nước nóng có cái kỳ .
Bài này kết thúc cho những hiểu biết về nước của bản thân ở
đây . Mong các bác quan tâm chỉ giáo thiếu sót hoặc
phản hồi kết quả ( nếu áp dụnng ) để người viết tập
hợp, đúc rút kinh nhiệm . Bác nào có kinh nhiệm nữa về nước xin phổ biến
thêm " Nhất
nước - Nhì phân - Tam …..
Những năm đầu của thế kỷ 20, có một vị văn nhân rất mực tài hoa
đã có thơ vịnh tứ khoái (bốn cái khoái) của đời người, mà chỉ gói gọn trong hai
câu hóm hỉnh:
"Cơm Phiếu Mẫu, gối Trần Đoàn Ngửa nghiêng loan phượng, nhẹ
nhàng nương long". Tạm gạt đi một vài điển cố, nói gọn lại thì
tứ khoái ăn, ngủ, sinh hoạt tình dục, bài tiết cặn bã. Đương nhiên là
thế, mà không chỉ có thế! Như sau một ngày nóng nực, hoặc sau một buổi lao động mệt mỏi chẳng hạn, gột rửa những cáu bẩn trên cơ
thể, chẳng cũng khoái hay sao! Ấy thế mà ngoài nước ra, người
ta còn có cách tắm khác nữa.
Lạ, độc đáo, lại cả ích lợi nữa.
Phơi nắng cũng là một cách tắm, làm cho bề
mặt da được trực tiếp sưởi nắng. Trong tia nắng lấp lánh, tia tử ngoại có
khả năng giúp tạo vitamin D, góp phần làm chắc khỏe khung xương, nhất là với trẻ
em đang thời kỳ phát triển. Phụ nữ tuổi mãn kinh và người già,
nếu tắm đúng cách thì chứng loãng xương, thoái hóa xương cũng chịu thua mà
thôi.
Có điều không nên tắm quá mức thời gian cho phép (không phơi
nắng biển, nắng sân thượng quá 20 phút mỗi ngày để khỏi bị ung thư da).
Tắm mình trong không gian xanh mượt của rừng quê, quên hết bụi
trần, con người sẽ nhẹ nhõm hơn. Lá cây hút khí Cacbonic, nhả Ôxy, hương thiên
nhiên ngan ngát, tất cả đều có lợi ích cho sức khỏe, kích thích trao đổi chất,
giúp hô hấp sâu, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Màu xanh cây lá, giúp nhìn
dịu mắt, dịu mát cả độ nóng của làn da, êm dịu cả nhịp đập của trái tim.
Vùi mình trong cát cũng là một phương pháp
tắm hữu hiệu. Nơi có cát khô ráo, sáng sủa, an
toàn, ấm áp, vùi cơ thể nhất là những phần hay khó chịu như cơ bắp, eo lưng sẽ
ra khá nhiều mồ hôi, cho nên cần uống đủ nước, cần đội mũ nón và không nên tắm
cát lâu quá 20 đến 30 phút. Những người bị suy nhược hoặc có bệnh tim mạch không nên tắm cát. Bùn đất trông dơ vậy nhưng cũng
là môi trường tắm có lợi. Nhiệt độ bùn âm ấm (khoảng 40 đến 60
độ C), màu bùn xám đen, mịn xốp, trát lên khắp cơ thể trừ phần đầu. Bùn
kích thích tuần hoàn máu, điều tiết thần kinh hưng phấn và ức chế, chữa trị
chứng viêm tấy, giảm đau hiệu quả. (V.A)
Dưỡng Sinh Bằng Tắm Gội
Khi bạn ngâm mình trong khối nước trong trẻo tinh khiết và ấm
áp, khi bạn xoa nhè nhẹ lên thân mình, để mặc cho dòng suy nghĩ thanh thản, nhẹ
lâng lâng tràn ngập trong tâm hồn bạn, khi mà đầu óc và cơ bắp toàn thân của bạn
chỗ nào cũng ở trạng thái thư giãn cực độ, bạn có cảm thấy cuộc sống của bạn
đang như là một bào thai nằm trong lòng mẹ, thấu hiểu được sâu sắc tình cảm
thương yêu vô bờ bến của một người mẹ đã dành cho mình sự hưởng thụ trọn vẹn
tình cảm thương yêu ấy không?
Nước ấm ở nhiệt độ 37 độ C, người tắm rất dễ được ngâm mình vào
trong môi trường đầy quyến rũ, nhiệt độ của cơ thể con người đồng hòa vào cùng
với nhiệt độ của bể nước, làm cho da của bạn rất dễ có những hoạt động giao lưu
qua lại giữa bên trong và bên ngoài cơ thể.
Tất cả các lỗ chân lông chìm trong khối nước ấm áp dần dần giãn
ra, mạch máu giãn nở, sức ép giảm nhẹ, những lớp da bên ngoài, bên trong, thậm
chí cả lớp da ở tầng sâu nhất cũng đều được thấm ướt đầy đủ và trở nên nhuận
tươi, rạng rỡ. Nếu lại nhỏ thêm vào nước mấy giọt tinh dầu thơm thực vật dễ bốc hơi và hòa tan vào nước, thì lớp da có
thể nhanh chóng hấp thụ được nó.
Tắm gội xong chắc chắn là tinh thần của bạn
sẽ trở nên phấn chấn, thể lực của bạn sẽ được tăng cường. Các nhà khoa
học đã khẳng định chăm lo giữ gìn bồi dưỡng đầy đủ cho da là điều rất cần thiết
cho sức khỏe con người. Nếu trong buồng tắm có cả ánh đ èn sáng êm dịu, lại vẳng
nghe được cả tiếng nhạc du dương, đằm thắm, thì lại càng làm tăng thêm sự vui
tươi thanh thản trong tâm hồn, và làm cho người tắm tự cảm thấy như đẹp thêm ra
mãi. Đối với người có lớp da quá nhạy cảm thì trong nước tắm cần phải chọn loại
tinh dầu thơm có ít chất kích thích.
Nhất định phải chú ý đến việc dùng khăn bông mềm mại cầm trong
tay để kỳ lau nhẹ nhàng trên thân mình. Tắm gội là rất
cần thiết để giữ gìn vệ sinh thân thể, nhưng đồng thời cũng là sự hưởng thụ một
thú vui, nhưng không nên vì thế mà ngâm người quá lâu trong bồn tắm, nói chung
chỉ cần 10 đến 20 phút là đủ, nếu ngâm quá lâu, người sẽ cảm thấy mệt mỏi.
Sau khi ra khỏi bồn tắm, mặt da trên các bộ
phận của thân thể ở vào trạng thái hấp thụ tốt nhất các chất dinh dưỡng.
Khi đó, phải căn cứ vào nhu cầu mà lựa chọn một thứ dầu thơm lý
tưởng, làm mềm lớp da, thứ dầu này có thành phần các chất bổ dưỡng làm nhuận da,
không có chất dầu mỡ và chất nhờn, có thể nhanh chóng thẩm thấu vào trong da để
bổ túc cho da phần nào đã khô do mất nước, làm tăng sự đ àn hồi của da, đồng
thời làm cho da dẻ toàn thân được thư giãn và trở nên thơm tho vô cùng.
Nếu lúc bấy giờ mà bạn thả thân mình trên ghế sô pha trong chốc
lát để cho toàn thân ở trạng thái thư giãn hoàn toàn và uống một ly nước chanh,
xong uống chén trà ướp hoa thì như vậy có thể làm tâm hồn bạn lâng lâng thanh
thản, thả hồn vào trong một giấc ngủ ngon lành và làm cho làn da dịu mát của bạn
càng thêm thắm hồng, nhuận tươi, đẹp lên bội phần.
Bác Sỹ: Ngô Quang Thái
Tắm nước lạnh
Tiếc là miền Nam ko có được kk mùa đông như miền
Bắc. Nên tắm nước lạnh cũng thường thôi , tuy vậy mà
máy nước nóng vẫn thấy tiêu thụ mạnh .
Ai muốn chữa viêm mũi, nâng cao thể trạng chữa xoang mà ở miền
Nam nên bỏ tắm nước nóng ngay đi .
Còn những ai ở miền Bắc , thì phải tập
từ từ . Đến khi nào mà thời tiết xuống 2-3 độ mà vẫn tắm được nước lạnh thì mới
tuyệt hảo .
Các bạn có biết ko , khi đó dội gáo
nước lên người thì da thị cứng lại, tê đi ..... chậc
chậc hay lắm khó tả . Sau khi tắm xong bạn có thể cửi trần
, mặc quần cộc ngồi ăn xong bữa cơm vẫn thấy bình thường trong khi mọi
người xung quanh thì áo đơn áo kép( tất nhiên là đối với nam thanh niên , còn nữ
thanh niên mà thử như vậy thì mọi người bỏ chạy hết pops: )
Nguyên tắc và qui trình tắm :
- Trước khi tắm phải có vận động :
Thể thao , hay múa vài bài quyền cước
- đơn giản là chạy bộ tại chỗ hay đi bộ nhanh . Cho mồ hôi xâm sấp ra .
- Trước khi tắm thực hiện mát xa cơ thể theo bài hướng dẫn trên
( 5 động tác ) phối hợp xoa ngực , bụng chân tay cho
nóng lên . Đặc biệt lưu ý động tác xoa tai
- xoa xát thật kỹ cho tai nóng đỏ lên
, đây là bí quyết tắm để đối phó với cái lạnh đột xuất mà tôi phát hiện ra vô
cùng hiệu quả ( sẽ nói tiếp sau )
- Tẩm nước lạnh vào tay , xoa lên chân
đùi , cánh tay , xoa lên bụng và ngực cố . Lưu ý
:Nguyên tắc tắm là tiếp xúc với nước từ dưới lên trên . Tuyệt đối ko dội
nước từ đầu trở xuống , có nhiểu người bị đột qụy hoặc
tai biến trong phòng tắm do cách tắm ngược này . - Sau khi cơ thể quen với nước
lạnh thì mới dội vô tư . Nếu ở cạnh bờ sông , suối khi quen có thể bơi vài vòng cho khí thế . ( Đây
là nếu có thể nha và đối với thanh niên , còn ko thì thôi vì tắm nước lạnh để
nâng cao thể trạng bằng nhiệt độ của nước chứ ko phải bằng tác động của môn thẻ
thao bơi .... gọi là bơi cho zui thôi)
- Lưu ý nên tắm chỗ kín gió . Khi nào
công lực khá rồi có thể tắm vô tư , nhưng tắm nơi gió
lộng là chủ quan khinh định và làm hao tổn năng lượng chả ích gì .
- Khi đang tắm giữ đầu cho khô , Tắm
gần xong mới gội đầu.
- Động tác kì kọ phải nhanh, dứt khoát
, hai tay như múa quyền ấy . Tắm ko xà bông càng tốt
, nghĩa là dùng nước và ma sát của bàn tay mà kì cho ghét ra thế
mới...... siêu . Tránh làm thong thả đủng đỉnh - đấy là thư giãn nghỉ ngơi bằng nước chứ ko phải là luyện tập bằng
nước.
- Thời gian những ngày đầu tắm nhanh ,
sau khi quen rồi thì tắm dài hơn nhưng cũng ko lên kéo dài quá lâu .
- lau khô và mặc quần áo ngay . Tránh
gió lùa . Nếu sau khi tắm thấy lạnh quá thì tợp hớp
rượu gừng . Hoặc lại xát đỏ tai lên ...... :twisted:
Lưu ý : Phải
tuần tự tiệm tiến , mỗi ngày một chút đừng nôn nóng đi quá nhanh ( nhất là thanh
niên trẻ , ỷ có sức khoẻ ) rất bị vấp ngã .
Đấy là những kinh nghiệm được đúc rút trong thời gian tắm nước
lạnh .
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét