TÚC QUYẾT ÂM CAN KINH : 14 HUYỆT | ||
|
||
1. Đại đôn Vị trí: Ở sau gốc móng ngón cái, bàn chân để bằng phẳng, từ giữa gốc móng ngón cái, lùi về phía sâu 0,1 thốn, rồi sang phía ngón thứ 2 chân 0,1 thốn là huyệt. (H. 93) Cách châm: Châm sâu 0,1-0,3 thốn, hoặc chích nặn máu. cứu 3 mồi, hơ 5 phút. Chủ trị: Kinh nguyệt quá nhiều (cứu), đái dầm, trúng gió, sán khí (đau co thắt cổ bụng). Tác dụng phối hợp: Với Trường cường, trị tiểu trường sán khí; với Ẩn bạch (cứu bằng bấc đèn), trị kinh nguyệt quá nhiều. 2. Hành gian Vị trí: Ở khe nối ngón cái và ngón 2 chân. Bàn chân để bằng phẳng, khe nối 2 ngón đó lùi lại phía sau chừng 0,5 thốn, trước khớp ngón bàn(H. 93) Chủ trị: Kinh nguyệt không đều, tắc kinh, đau đầu, mất ngủ, bệnh tinh thần, động kinh, trẻ em kinh phong. Tác dụng phối hợp: Với Hoàn khiêu, Phong thị trị lưng, bụng đau; với Dũng tuyền trị bệnh đái đường; với Túc tam lý, Nội quan trị cao huyết áp. Hình 93 3. Thái xung Vị trí: Ở khe xương bàn ngón 1-2 chân. Bàn chân để bằng phẳng, từ huyệt Hành gian lên 2 thốn (có sách nói 1,5 thốn) trước gốc 2 xương bàn chân giáp nhau. (H. 93) Cách châm: Châm đứng kim, sâu 0,3 thốn. cứu 3 mồi, hơ 5 phút. Chủ trị: Đau đầu, đau sườn ngực, choáng váng, mắt đau nóng, động kinh, trẻ em kinh phong, đau mắt, sán khí, kinh nguyệt không đều, ly. Tác dụng phối hợp: Với Đại đôn, trị sán khí; Với Hợp cốc trị tắc mũi, ssau mũi (viêm xoang); Với Bách hội, Tam âm giao, trị đau hầu họng; với Túc tam lý, trị viêm gan; Với Hợp cốc (2 Thái xung, 2 Hợp cốc) gọi là “Tứ quan huyệt”, có tác dụng trấn tĩnh (chống co giật, run rẩy), làm giảm huyết áp. 4. Trung phong Vị trí: Phía trước và dưới mắt cá rong chân 1 thốn, ở hố lõm cạnh trong bong gân. (H. 93) Cách châm: Châm đứng kim, sâu 0,3-0,5 thốn. cứu 3 mồi Chủ trị: Đau bụng dưới, bí đái, thoát vị bẹn, bìu, đau dương vật 5. Lãi câu Vị trí: Chân để bằng phẳng, hoặc nằm duỗi chân, từ mắt cá chân trong chân lên 5 thốn, ở cạnh sau xương chày, ấn vào thấy có hố lõm như lỗ mọt là huyệt (H. 94) Cách châm: Châm chếch kim dưới da theo bờ xương, sâu 0,3-0,5 thốn. Cứu 3 mồi, hơ 3-5 phút Chủ trị: Kinh nguyệt không đều, tiểu tiện khó, đau ống chân. Tác dụng phối hợp: Với Thái xung, Khúc tuyền, trị đau sán khí. 6. Trung đô Vị trí: Ngồi ngay hoặc nằm ngửa duỗi chân, từ mắt cá trong chân lên 7 thốn; sát cạnh xương chầy là huyệt. (H. 94) Cách châm: Châm chếch kim dưới da theo bờ xương sâu 0,3-0,5 thốn. cứu 3 mồi, hơ 5 phút. Chủ trị: Kinh nguyệt không đều, băng huyết, lậu huyết, đau sán khí, đau bụng dưới, đau khớp chi dưới. Tác dụng phối hợp: Với Tam âm giao, Huyết hải, trị bệnh kinh nguyệt không đều. 7. Tất quan Vị trí: Ở chỗ lõm dưới và sau ụ lồi ở cạnh trong đầu tiên trên xương chầy, sau Âm lăng tuyền khoảng 1 thốn. (H. 94) Cách châm: Châm đứng kim, sâu 1 đến 2 thốn. Cứu 5 mồi. Chủ trị: Đau khớp gối 8. Khúc tuyền Vị trí: Ở cạnh trong khớp gối, co khớp gối vuông góc, phía sau của cục lồi xương đùi, phía trên nếp gấp khuỷu chân, trước 2 gân cơ. (H. 79) Cách châm: Châm đứng kim, sâu 0,5 đến 1 thốn, có thể châm thấu huyệt Dương quan. Cứu 3 mồi. Hơ 5 phút. Chủ trị: Khớp gối sưng đau, di tinh, liệt dương, đau sán khí, đau bụng dưới, ngứa hạ bộ. Tác dụng phối hợp: Khúc tuyền thấu Dương quan trị khớp gối sưng đau; với Chiếu hải, Tam âm giao, Quan nguyên, trị đau bụng dưới. Hình 94 - Hình 79 9. Âm bao Vị trí: Phía trên lồi dưới cạnh trong xương đùi, huyệt Khúc tuyền lên 4 thốn, giữa 2 gân cạnh trong đùi. (H. 79) Cách châm: Châm đứng kim, sâu 1-3 thốn. cứu 3 mồi. Chủ trị: Đau lưng, đau bụng, đái dầm, kinh nguyệt không đều. 10. Ngũ lý Vị trí: Cạnh trong đùi, huyệt âm liên xướng 1 thốn. (H. 95) Cách châm: Châm đứng kim, sâu 1-3 thốn. cứu 5 mồi Chủ trị: Bụng dưới trướng, bí đái, bìu mẩn ngứa, đái dầm. 11. Âm liêm Vị trí: Từ chính gữa bờ trên xương mu sang ngang 2,5 thốn, rồi lại xuống 2 thốn. (H. 95) Cách châm: Châm đứng kim, sâu 1-2 thốn. Cứu 3 mồi. Chủ trị: Đau cạnh trong đùi, khí hư quá nhiều, kinh nguyệt không đều 12. Cấp mạch Vị trí: từ chính giữa bờ xương mu, sang ngang 2,5 thốn, rồi lại xuống 1 thốn. (H. 95) Cách châm: Châm đứng kim, sâu 0,5 đến 1 thốn, tránh động mạch. Cứu 3 mồi. Chủ trị: Đau dương vật, sa dạ con, đau bụng dưới, đau cạnh trong đùi. Hình 95 - Hình 89 13. Chương môn Vị trí: Ở hai bên cạnh bụng, đầu xương sườn 11. (H. 89) Cách lấy huyệt: Nằm ngiêng lấy huyệt, co khuỷu tay để dọc cạnh sườn, chỗ đàu nhọn mỏm khuỷu chiếu vào sườn, đó cũng là đầu sườn 11, là huyệt. Cách châm: Châm chếch kim xuống theo đầu sườn, sâu 0,8 đến 1 thốn. Cứu 3 mồi, hơ 5 phút. Chủ trị: lá lách sưng to, ỉa chảy, tiêu hoá kém, ngực sườn đau, lưng đau Tác dụng phối hợp: Với Trung quản, Phong long, trị đau sườn; với Tỳ du, Công tôn, Bĩ căn (đều cứu), trị lách sưng to, sốt rét cách nhật. 14. Kỳ môn Vị trí: Ở khe sụn sườn 6-7, thẳng đầu vú xuống. Cách lấy huyệt: Từ huyệt Cự khuyết ở Nhâm mạch sang ngang mỗi bên 3,5 thốn, từ đầu vú xuống khe sườn 6-7. (H. 81) Cách châm: Châm chếch kim từ khe sụn sườn ra hướng ngoài, sâu 0,5–0,8 thốn. Cứu 3 mồi, hơ 5 phút. Chủ trị: Đau dạ dày, đau sườn, tức ngực sườn, nôn mửa sốt rét, ít sữa. Tác dụng phối hợp: Với Can du, Cách du, trị đau sườn, ngực; Với Chiên trung, trị cơn co thắt khí quản. |
Thứ Sáu, 8 tháng 11, 2013
TÚC QUYẾT ÂM CAN KINH : 14 HUYỆT
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét